Bệnh tả lây truyền qua đường tiêu hóa, bệnh gây tình trạng tiêu chảy, mất nước điện giải, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Chuyên gia chia sẻ về tình trạng lõm thóp ở trẻ sơ sinh
- Lợi ích của môn bóng chuyền với sinh viên y dược
- Tác động tiêu cực tập quá nhiều cardio mà sinh viên y cần biết

Dịch tễ học bệnh tả và những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Theo nhận định của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh tả do phẩy khuẩn tả có tên khoa học là Vibro Cholerea gây ra. Phẩy khuẩn tả hình que, hơi cong như dấu phẩy, bắt màu Gram âm, trong nhiệt độ lạnh phẩy khuẩn tả có thể sống được vài ngày đến 2,3 tuần. Phẩy khuẩn tả sống lâu trong môi trường lạnh nhưng dễ bị tiêu diệt ở môi trường khô hanh, ánh sáng mặt trời, nhiệt độ(80 độ trong 5 phút), môi trường acid, các chất khử trùng như Cloramin, vôi bột…
Dịch tễ học bệnh tả
Nguồn lây bệnh là người bệnh và người lành mang mầm bệnh. Có hơn 90% trường hợp bệnh tả là thể nhẹ, người bệnh đào thải vi khuẩn qua phân ngay từ thời kỳ ủ bệnh, kéo dài 20 ngày thậm chí 6 tháng, sau khi khỏi bệnh. Đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm. Người lành mang bệnh là những bệnh nhân đã được điều trị khỏi về lâm sàng nhưng vẫn tiếp tục mang mầm bệnh và những người mang mầm bệnh không triệu chứng. Người lành mang bệnh lây bệnh bằng cách thải vi khuẩn qua phân.
Bệnh tả lây qua đường tiêu hóa với các phương thức sau chủ yếu lây gián tiếp do thức ăn nước uống bị nhiễm phân của bệnh nhân tả không được nấu chín và đây là đường lây truyền nhất và thường gây dịch lớn. Lây trực tiếp từ nguồn bệnh sang nhân viên y tế, người nuôi bệnh nhân. Ruồi, nhặng, gián…là vật chủ trung gian quan trọng trong chuỗi truyền bệnh tả.
Mọi lứa tuổi, dân tộc và giới tính đều có tính cảm thụ bệnh tả như nhau, tuy vậy vẫn có một vài điểm khác nhau về tính cảm thụ bệnh tả trong cộng đồng như dịch tả xảy ra trong cộng đồng chưa có miễn dịch thì người lớn thường mắc nhiều hơn. Trái lại, ở vùng dịch tả lưu hành thì trẻ em và người già thường bị nhiều hơn do độ toan dạ dày thấp và tình trạng miễn dịch suy yếu.
Bệnh tả lây lan nhanh có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm
Triệu chứng lâm sàng bệnh tả
Theo những tin tức Y tế mới nhất, thời kỳ ủ bệnh rất ngắn trung bình 2 đến 5 ngày, sớm nhất là 12 giờ, tối đa là 10 ngày. Thời kỳ này triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, khó phát hiện nên dễ bỏ qua.
Thời kỳ khởi phát: bệnh bắt đầu bệnh nhân đột ngột sôi bụng, thấy đầy bụng và đi ngoài. Lúc đầu đi ngoài có phân, sau đó chỉ toàn nước, bệnh nhân mệt lả chỉ sau vài giờ bệnh nhân chuyển sang thời kỳ toàn phát.
Thời kỳ toàn phát biểu hiện 3 triệu chứng chủ yếu sau ỉa lỏng dữ dội, nôn, mất nước mất điện giải. Đi ngoài phân lỏng từ 30-40 lần/ngày hoặc hơn, số lượng phân mỗi lần hàng lít nên bệnh nhân có thể mất 10-20 lít nước/ngày. Tính chất phân toàn nước, mu]àu đục lờ như nước vo gạo, lổn nhổn hạt trắng xám như hạt gạo, hoặc như gạch cua màu trắng nhạt, mùi tanh nồng, không có máu, không thối. Nôn xuất hiện sau khi bệnh nhân bị đi ngoài vài giờ, nôn dễ dàng, nôn nhiều, đầu tiên nôn ra thức ăn sau nôn ra nước , sau giống như dịch phân. Bệnh nhân mất nước mất điện giải do ỉa chảy và nôn khiến thể trạng mệt mỏi, da khô nhăn nheo, mắt trũng, da niêm mạc xanh, chuột rút ở bắp chân, đùi bụng do giảm kali và toan chuyển hóa máu, vô niệu. Thân nhiệt giảm xuống dưới 36 độ, huyết áp tụt, mạch nhanh nhỏ khó bắt. Bệnh ở trẻ em đôi khi co giật do hạ đường huyết, bụng chướng, loạn nhịp tim.
Nếu bệnh nhân được bồi phụ nước và điện giải kịp thời bệnh sẽ có tiến triển hơn nhưng nếu không được điều trị bệnh chuyển nặng có thể dẫn tới tử vong do trụy tim mạch hoặc do biến chứng.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn