Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn phương pháp dưỡng sinh cũng gồm những vấn đề quan hệ với nhau một cách hữu cơ và có tính toàn diện.
- Phòng tránh đột quỵ mùa nắng nóng
- Sau khi tiêm chủng cần chăm sóc trẻ như thế nào?
- Chức năng và tác dụng phụ của Vitamin B3
Vấn đề ăn uống
Ăn cho đủ chất (đạm, đường, bột, vitamin, muối khoáng, nước), cân đối các chất. Cách nấu nướng hợp khẩu vị, dễ hấp thu. Bầu không khí lúc ăn, cách ăn chậm, kỹ. Ăn đúng giờ… cũng giống như kiến thức về dinh dưỡng của Y học hiện đại. Đặc biệt chú ý thức ăn chống xơ mỡ động mạch, chống oxyt-hóa như dầu thực vật, đọt non của rau, vitamin E, C, B1…
Vấn đề thái độ tâm thần trong cuộc sống
Là một vấn đề khó có một khuôn mẫu chung; kinh nghiệm mỗi người mỗi khác; cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày tùy thuộc vào bản lĩnh, trình độ của từng người. Song cũng có một số nguyên tắc cơ bản có thể tham khảo để bảo vệ hệ thần kinh trung ương chống lại những sang chấn tâm thần. Thí dụ như nguyên tắc tạm thời tách ra khỏi vấn đề bằng cách đặt tên cho nó, rồi phân tích nguyên nhân tại sao xảy ra như vậy, và đề ra biện pháp giải quyết…; nguyên tắc không ngừng nâng cao bản lĩnh cá nhân bằng đọc sách danh nhân, thảo luận với người từng trải; xây dựng nhân sinh quan, vũ trụ quan khoa học đúng đắn; sống có lý tưởng có mục tiêu…
Vấn đề luyện tập
Aristode – triết gia thời cổ Hy Lạp, 4 thế kỷ trước Công Nguyên, đã kết luận: “Không có cái gì làm kiệt quệ và hủy hoại cơ thể người ta bằng trường kỳ bất động thể lực.” Ngày nay Y học hiện đại cũng chống lối sống ngồi nhiều tĩnh tại vì ít vận động là bạn đồng minh đắc lực của rối loạn chuyển hóa lipid và cholesterol. Quan sát lâm sàng thường nhận thấy những người ít đi lại, ít vận động thường hay sinh ra mập bệu, đau lưng, và hay bị xơ mỡ động mạch. Những thống kê y học cũng trùng hợp với những quan sát trên lâm sàng. Thí dụ Morit và cộng sự điều tra 10 ngàn công nhân ngành giao thông và bưu điện, nhận thấy những người đưa thư thì ít bị xơ vữa động mạch hơn người ngồi tại bàn giấy ít đi lại. Những người bán vé di chuyển thường xuyên trên xe thì ít mắc bệnh hơn những tài xế ngồi một chỗ (cũng còn yếu tố căng thẳng thần kinh lúc lái xe).
Nhưng luyện tập những trọng tâm nào?
Căng thẳng thần kinh kéo dài đưa đến thần kinh suy nhược, mắc những bệnh chứng tâm thể, như bì thư giãn. Nói cách khác là luyện quá trình ức chế của hệ thần kinh.
Thường ta làm việc 8 giờ/ngày; ngủ 8 giờ/ngày; ăn, uống, nghỉ ngơi, vệ sinh, giải trí 8 giờ/ngày. Ta ngủ 1/3 thì giờ của đời ta, song rất cần thiết.
Nếu ta theo quy luật này, để cho cơ thể tự điều chỉnh, mệt thì nghỉ ngơi giải trí, ăn uống vệ sinh, buồn ngủ thì đi ngủ, ngủ khỏe rồi thức dậy làm việc thì sức khỏe sẽ được bảo đảm. Cũng giống như quy luật của người xưa, thức ngủ có điều độ. Không nên lạm dụng chất kích thích để kéo dài thời gian làm việc, hoặc lạm dụng thuốc gây ngủ.
Lao động là lẽ sống, là hạnh phúc, là nguồn tạo ra mọi giá trị trên đời, tạo ra sức khỏe con người.
Người lao động chân tay đơn giản, thường có sức mạnh cơ bắp, nhưng thiếu lao động trí óc dễ bị suy thoái; do đó phải lấy lao động trí óc làm phương tiện giải trí như đánh cờ, đọc báo…
Người lao động trí óc lại thường ngồi một chỗ, tập trung suy nghĩ, thở ít, vận động ít, khí huyết thiếu lưu thông, do đó ăn ít ngon, ngủ không sâu; nếu kéo dài như vậy bộ óc sẽ dần dần suy nhược, vì không có lao động chân tay làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để nuôi bộ óc. Vậy người lao động trí óc phải lấy lao động chân tay làm phương tiện giải trí thì sức khỏe mới vững bền. Mỗi giờ phả nghỉ để thở sau, vận động thể dục hoặc làm một công việc tay chân gì có ích.
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì trong mọi động tác lao động, cái gốc chỉ huy là ở bộ phận thần kinh, cái ngọn là ở bắp thịt. Nếu công việc đơn điệu thì thần kinh và cơ bắp sẽ mau mỏi; nhưng nếu chuyển sang một công việc khác, sử dụng những tế bào thần kinh và cơ bắp khác, thì những tế bào thần kinh và cơ bắp của công việc trước sẽ vẫn hưởng tác dụng khí huyết vận hành và mau hết mệt. Đó là bí quyết của nghỉ ngơi tích cực.