Động lực để tôi theo học ngành Y

Đều xuất thân từ Y Dược nhưng lại không đi theo con đường thầy thuốc mà lại đam mê kinh doanh, cuối cùng họ đã trở thành những doanh nhân thành đạt.

Động lực để tôi theo học ngành Y

Động lực để tôi theo học ngành Y

Các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết đó là 5 doanh nhân thành đạt xuất thân từ ngành Y bao gồm: Nữ tướng cơ điện lạnh REE, “vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ, Nữ tướng ngành Dược Phạm Thị Việt Nga, Chủ tịch HĐQT Traphaco Vũ Thị Thuận và ông Miti Nguyễn Trí Kiên xuất thân từ một bác sĩ khoa Nhi.

Xuất thân là lính quân y: Nguyễn Thị Mai Thanh trở thành nữ tướng điện lạnh

Trang thông tin Y Dược vừa cung cấp thông tin về bà Nguyễn Thị Mai Thanh, một người được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2014. Bà được sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội. Sau đó đến năm 16 tuổi bà Mai Thanh gia nhập quân ngũ với nhiệm vụ đầu tiên là tham gia khóa học đào tạo dược tá. Bà đã trở thành một người lính quân y theo bà suốt 6 năm, trước khi được cử ra Bắc học văn hóa vào năm 1973.

Đến năm 1982, sau khi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Karl Marx Stadt (Đức), bà Thanh trở về nước và làm việc như một kỹ sư tại Xí nghiệp liên hợp Thiết bị Lạnh. Năm 1985, bà Thanh được bổ nhiệm làm Phó giám đốc. 10 năm sau, bà trở thành Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE. Từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu trị giá 200 triệu USD. Bà Thanh trở thành người giàu thứ 54 ở Việt Nam (theo xếp hạng trong BizLIVE 500) với việc nắm giữ 10.549.500 cổ phiếu REE, tương đương hơn 290 tỷ đồng.

Xuất thân là lính quân y: Nguyễn Thị Mai Thanh trở thành nữ tướng điện lạnh

Xuất thân là lính quân y: Nguyễn Thị Mai Thanh trở thành nữ tướng điện lạnh

Bỏ nghề Y: Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành “vua cà phê” thành đạt

Doanh nhân xuất thân từ ngành Y chính là Đặng Lê Nguyên Vũ, người đang trở thành vua cà phê rất thành đạt. Ông sinh năm 1971 trong một gia đình nghèo. Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã trải qua một tuổi thơ cơ cực nhưng vẫn học rất giỏi và trở thành sinh viên của Đại học Y Tây Nguyên. Tuy nhiên, khi đang học năm thứ ba, ông bỏ học và theo đuổi sự nghiệp kinh doanh cà phê.

Sau đó, đến năm 1996, ông cùng ba người bạn lập nên “Hãng Cà phê Trung Nguyên”, với cơ sở ban đầu chỉ rộng vài m2, một chiếc máy rang thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột. Đến năm 1998, Trung Nguyên mở cơ sở tại TP HCM. Sau đó trở thành doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu với nhiều cơ sở khác nhau. Từ năm 2000 cho đến nay, thương hiệu Trung Nguyên đã dần khẳng định được vị thế không chỉ trong nước mà còn vươn ra quốc tế.

Bỏ nghề Y: Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành “vua cà phê” thành đạt

Bỏ nghề Y: Đặng Lê Nguyên Vũ trở thành “vua cà phê” thành đạt

Từ cử nhân ĐH Dược: Phạm Thị Việt Nga trở thành CT HĐQT Dược Hậu Giang

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược, bà Phạm Thị Việt Nga được phân công quản lý Dược Hậu Giang, bà còn chưa biết đọc báo cáo tài chính. Sau đó, chính bà đã trở thành người đưa Dược Hậu Giang trở thành thương hiệu dược hàng đầu Việt Nam.

Dù không phải là doanh nghiệp dược ra đời sớm nhất trên thị trường, nhưng lại Dược Hậu Giang lại được biết đến là doanh nghiệp dược phẩm đầu tiên chú trọng đến công tác marketing, thương hiệu sản phẩm, và đặc biệt là hệ thống phân phối trên phạm vi toàn quốc, điều mà bà Nga rất tự hào. Bà Nga giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của CTCP Dược Hậu Giang trong suốt 10 năm trước khi nhượng lại vị trí này để trở lại làm Tổng giám đốc sau 2 năm gián đoạn. Năm 2013, bà Phạm Thị Việt Nga từng được Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á.

Từ cử nhân ĐH Dược: Phạm Thị Việt Nga trở thành CT HĐQT Dược Hậu Giang

Từ cử nhân ĐH Dược: Phạm Thị Việt Nga trở thành CT HĐQT Dược Hậu Giang

Chủ tịch HĐQT Traphaco Vũ Thị Thuận sinh ra trong gia đình có truyền thống Đông Dược

Được biết, doanh nhân Vũ Thị Thuận sinh năm 1956, trong một gia đình có truyền thống trong ngành Đông dược. Khi còn học cấp 3, bà rất thích học Hóa và đã đăng ký thi vào Trường Đại học Dược Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, bà được phân công vị trí cán bộ kỹ thuật Xưởng sản xuất thuốc Đường sắt ở Sở Y tế Giao thông Vận tải trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Sau nhiều năm cố gắng, bà Thuận được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT CTCP Traphaco từ tháng 5/2013 cho đến nay. Bà được xem là linh hồn, người tạo nên công ty dược Traphaco phát triển như hiện tại. Bà còn được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

Chủ tịch HĐQT Traphaco Vũ Thị Thuận sinh ra trong gia đình có truyền thống Đông Dược

Chủ tịch HĐQT Traphaco Vũ Thị Thuận sinh ra trong gia đình có truyền thống Đông Dược

Doanh nhân Nguyễn Trí Kiên thành đạt xuất thân từ một bác sĩ khoa nhi

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH May túi xách Minh Tiến, Nguyễn Trí Kiên đã từng là một bác sĩ nhi khoa. Ông sinh năm 1968 trong một gia đình chuyên may túi xách, cặp học sinh rồi bỏ mối ở các chợ. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa tại Đại học Y Tây Nguyên vào năm 1992, ông về làm việc cho bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM. Tuy nhiên, ngay khi học xong chương trình Thạc sĩ, ông Kiên lại bỏ bệnh viện để quay về nghề sản xuất túi xách của gia đình.

Vào những năm 1990, Miti đã bắt đầu tạo dựng được thương hiệu riêng của mình, đặc biệt là từ sau khi tung ra sản phẩm cặp siêu nhẹ mang tính đột phá (chỉ nặng 600 gr) ra thị trường, các đơn vị khác cũng bắt tay vào sản xuất loại cặp này, và đã đánh bật được cặp xách Trung Quốc trước đó vốn làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam.

Doanh nhân Nguyễn Trí Kiên thành đạt xuất thân từ một bác sĩ khoa nhi

Doanh nhân Nguyễn Trí Kiên thành đạt xuất thân từ một bác sĩ khoa nhi

Ngoài ra, còn một số doanh nhân khá nổi tiếng khác như ông Trịnh Xuân Vương, Chủ tịch HĐQT CTCP Dược phẩm OPC (OPC); hay ông Trần Túc Mã, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Traphaco… Họ đều là những doanh nhân xuất thân từ ngành y, dược.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn