Những vai trò quan trọng của vitamin nhóm B đối với sức khỏe

Vitamin là những hợp chất hữu cơ thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Trong đó Vitamin B đóng vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất, hệ thần kinh, mắt, cơ bắp,…

Công dụng của các vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B thường tham gia vào quá trình tổng hợp các chất trung gian để đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, các vitamin nhóm B còn ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh, các cơ quan khác như da, tóc và móng. Không những thế, các vitamin nhóm B còn là nguyên liệu rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, điều hòa các phản ứng hóa học của các enzyme hay các protein trong cơ thể.

Các loại vitamin nhóm B

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, vitamin nhóm B gồm có nhiều loại như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12…Mỗi loại vitamin B có tác dụng khác nhau đối với cơ thể.

Vitamin B1 (thiamine):

Vitamin B1 có nhiều trong mầm men bia (6 – 10mg/ 100g), cám gạo (1,6 – 2,4mg /100g), mầm lúa mì (1,8 – 3,75mg/ 100g), có ít hơn trong thịt heo, gan, thận, lòng đỏ trứng và một phần rất nhỏ vitamin B1 được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột.

Trong cơ thể người, vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrat, ngăn tổn thương thần kinh, giúp cải thiện thị lực và tăng miễn dịch

Thiếu vitamin B1 gây mệt mỏi, ăn không ngon miệng, yếu cơ, mờ mắt, tổn thương hệ thần kinh hoặc gây bệnh tê phù (beriberi)

Vitamin B2 (riboflavin):

Vitamin B2 có trong cám, sữa, các sản phẩm làm từ sữa (phô mát, sữa chua, kem), men bia, thịt, lòng trắng trứng, rau lá, hoa quả,…

Vitamin B2 tham gia vào các phản ứng oxy hóa – khử tạo năng lượng cho hoạt động tế bào, giúp hạn chế sự tổn thương tại da và niêm mạc, tăng cường hấp thụ vitamin và khoáng chất. Vitamin B2 rất cần cho da, móng tay, tóc, môi, lưỡi và thị giác, ngoài ra còn giúp chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do từ các tế bào.

Thiếu vitamin B2 thường dẫn đến rối loạn tiêu hóa, viêm giác mạc, viêm lưỡi, loét môi, viêm da tăng tiết bã,…

Vitamin B3 (niacin):

Vitamin B3 có trong gan, thận, thịt, cá, ngũ cốc, men bia và rau xanh.

Dạng có hoạt tính của niacin là xúc tác phản ứng oxy hóa – khử trong hô hấp tế bào, giúp tạo ra năng lượng ATP, tham gia phân giải glycogen và chuyển hóa lipid, giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và hỗ trợ điều trị tiểu đường. Bên cạnh đó, theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh  Vitamin B3 còn giúp tăng cường chức năng não bộ ( sử dụng tốt cho bệnh nhân Alzheimer) và giảm tiến triển bệnh viêm khớp

Viêm khớp là bệnh khá thường gặp, gây đau đớn và giảm khả năng vận động của khớp.

Khi thiếu vitamin B3 nặng gây bệnh pellagra ( đặc trưng là 3 triệu chứng viêm da, tiêu chảy, sa sút trí tuệ)

Vitamin B5 (pantothenic acid)

Vitamin B5 có nhiều trong lòng đỏ trứng, thận, gan, thịt bò; dễ bị phân hủy bởi nhiệt và kiềm.

Vitamin B5 là một chất cấp ẩm tự nhiên, giúp ngăn ngừa đỏ da, giúp làm giảm dị ứng và chống lão hóa cho da. Không những thế vitamin B5 còn giúp giảm căng thẳng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Thiếu vitamin B5 dẫn đến thoái hóa thần kinh cơ và thiểu năng vỏ thượng thận gây nhức đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, đầy hơi,…

Vitamin B6

Vitamin B6 thường có trong gan, thận, thịt gà, ngũ cốc, trứng cá, rau cải và trái cây

Vitamin B6 giúp kiểm soát huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch, hỗ trợ chức năng của não bộ, giúp bảo vệ mắt và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, vitamin B6 còn giúp hỗ trợ bệnh thiếu máu, sỏi thận, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, cao huyết áp và giảm triệu chứng thai nghén và hội chứng tiền kinh nguyệt.

Thiếu vitamin B6 gây các bệnh lý về thần kinh và da: suy nhược, dễ bị kích thích, viêm da tiết bã nhờn, viêm lưỡi,…

Vitamin B7 (vitamin H hoặc biotin)

Vitamin B7 có trong gan bò, sữa bò, cá, lòng đỏ trứng, khoai tây, chuối,…

Vitamin B7 giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện tình trạng không dung nạp glucose và cân bằng lượng đường trong máu, tăng cường độ chắc khỏe của tóc, da và móng. Ngoài ra, vitamin B7 còn giúp bảo vệ chức năng não bộ và chống lại chứng suy giảm nhận thức, tăng cường sức khỏe cho tim mạch

Vitamin B7 dùng trong điều trị các bệnh ngoài da ( như tăng tiết bã nhờn, khô bong da, mụn trứng cá), viêm lưỡi, rối loạn tiêu hóa.

Vitamin B9 (acid folic)

Vitamin B9 có nhiều trong trái cây, rau cải (chanh, cam, rau xanh), gan động vật (gan bò, heo, gà), nấm, men bia.

Vitamin B9 giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột qụy và ung thư ở người lớn tuổi và sử dụng rất tốt trong điều trị phiền muộn, sa sút trí tuệ.

Thiếu vitamin B9 gây bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to, sưng ở lưỡi và lở loét ở miệng, khó thở và ảnh hưởng đến nhận thức.

Vitamin B12 (Cyanocobalamin)

Vitamin B12 chỉ có ở động vật và đặt biệt nhiều trong thịt, gan, cá, sữa, trứng.

Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp nguyên liệu của ADN, làm giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh, ngăn ngừa mất trí nhớ, cải thiện tâm trạng và triệu chứng trầm cảm, duy trì sức khỏe tim mạch, giúp tái tạo da, tóc, móng chắc khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư và giúp tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.

Theo tạp chí sức khỏe thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu hồng cầu to, tiêu chảy, rối loạn tâm thần,…