Dược sĩ chia sẻ nguyên tắc dùng thuốc cho bệnh nhân tâm thần

Bệnh nhân tâm thần không làm chủ được hành vi của mình nên việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng nguyên tắc, để hạn chế sai sót và ngộ độc cho bệnh nhân.

Dược sĩ chia sẻ nguyên tắc dùng thuốc cho bệnh nhân tâm thần

Dược sĩ chia sẻ nguyên tắc dùng thuốc cho bệnh nhân tâm thần

Dược sĩ chia sẻ nguyên tắc dùng thuốc cho bệnh nhân tâm thần

  • Quản lý chặt chẽ khi cho bệnh nhân uống thuốc

Theo nhận định của các Dược sĩ Đại học, phần lớn các thuốc điều trị bệnh tâm thần là thuốc độc bảng A, nên phải quản lý chặt chẽ, không để cho bệnh nhân tự động lấy thuốc uống điều này để đề phòng bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều hoặc giữ thuốc để tự sát. Việc sử dụng thuốc đều đặn được xem là nguyên tắc vô cùng quan trọng, thông thường uống sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ, uống đủ liều và uống đúng giờ quy định.

Biến chứng và các tác dụng phụ của thuốc an thần kinh có thể kể đến như: khô miệng, khó nuốt, táo bón, chảy dãi, chân tay run…. để người nhà yên tâm khi thấy bệnh nhân có biểu hiện khác thường như mẩn ngứa, dị ứng, đi loạng choạng…..thì báo ngay cho bác sĩ để xử trí kịp thời.

  • Tiêm thuốc cho bệnh nhân tâm thần

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, tiêm thuốc cho bệnh nhân thường được sử dụng trong giai đoạn cấp tính lúc bệnh nhân mới nhập viện, kích động chống đối không chịu nằm viện, không chịu uống thuốc. Trước khi tiêm cần phải giải thích, động viên để bệnh nhân yên tâm, trong trường hợp bệnh nhân không hợp tác, chống đối kích động thì phải chờ đông người giữ bệnh nhân để tiêm (thường ít nhất có 3 người nam để giữ người bệnh).

Tiêm xong phải theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp và toàn trạng của bệnh nhân, phát hiện kịp thời các biến chứng để báo cáo cho bác sĩ xử trí. Để hạn chế những bất thường nên cho bệnh nhân nằm tại giường, đề phòng tình trạng tụt huyết áp khi thay đổi tư thế.

Thuốc tiêm cho bệnh nhân tâm thần thường là số lượng nhiều, nếu thuốc lâu tan sờ vào chỗ tiêm thấy cứng thì phải chườm nóng vào chỗ tiêm cho bệnh nhân, lần tiêm tiếp theo nên thay đổi vị trí tiêm cho phù hợp.

sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng nguyên tắc, để hạn chế sai xót và ngộ độc cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc cần thực hiện theo đúng nguyên tắc để hạn chế sai xót và ngộ độc

  • Cho bệnh nhân tâm thần uống thuốc

Thời gian quy định cho bệnh nhân uống thuốc thường là sau bữa ăn sáng, trưa và tối (lúc 19 giờ 30 phút). Thông thường bệnh nhân uống thuốc ngày 2 lần (buổi sáng và buổi tối). Phần lớn bệnh nhân tâm thần ngại uống thuốc thường giấu thuốc ở kẽ ngón tay, khe lợi, ống tay áo, dưới lưỡi, túi áo… nên phải có biện pháp kiểm tra bệnh nhân, đảm bảo nguyên tắc thuốc phải đủ liều và đến tận dạ dày của bệnh nhân.

Khi cho bệnh nhân uống thuốc phải cho từng bệnh nhân uống một, uống thuốc xong phải kiểm tra miệng bệnh nhân (dưới lưỡi, khe lợi…) nếu thấy không còn thuốc thì mới cho bệnh nhân khác uống tiếp.

  • Hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân tâm thần điều trị ngoại trú

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, sau khi ra viện bệnh nhân tâm thần cần phải được điều trị ngoại trú tại nhà, thông thường liều thấp hơn ở bệnh viện. Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân biết các tác dụng phụ của thuốc hoặc các biến chứng có thể xảy ra để có biện pháp theo dõi và báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời, bệnh nhân ra viện, phải dặn người nhà quản lý thuốc chặt chẽ và hàng ngày cho bệnh nhân uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ.

Hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân biết cách phát hiện và kiểm tra được bệnh nhân giấu thuốc hoặc vứt bỏ để có biện pháp đề phòng.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn