giao-duc-suc-khoe-ve-hoi-chung-than-hu

Giáo dục sức khỏe về hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là hội chứng lâm sàng và sinh hóa xuất hiện ở nhiều bệnh do tổn thương ở cầu thận, đặc trương bằng những dấu hiệu: phù, protein niệu cao, protein máu giảm, lipid máu tăng.

giao-duc-suc-khoe-ve-hoi-chung-than-hu

Giáo dục sức khỏe về hội chứng thận hư

Chúng ta đều biết thận là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể vì nó chịu trách nhiệm lọc máu, giúp đào thải chất độc cho cơ thể. Hơn nữa, thận có nhiệm vụ sản xuất nội tiết tố, điều chỉnh huyết áp, duy trì chức năng xương. Khi thận bị hư hại, chất thải và chất độc sẽ tích tự trong cơ thể gây ảnh hưởng về sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo hội chứng thận hư diễn biến một cách thầm lặng, lặng lẽ nên rất khó phát hiện và khi phát hiện thì thường đã ở giai đoạn cuối.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị hội chứng thận hư cũng như cách phòng bệnh:

+ Hướng dẫn cách phát hiện bệnh tật.

+ Hướng dẫn cách vệ sinh răng, miệng và da cũng như cách ăn uống.

+ Hưỡng dẫn cách lao động cho bệnh nhân trong thời gian điều trị.

+ Hướng dẫn cách uống thuốc và tái khám định kỳ.

+ Hướng dẫn cách chữa trị các các ổ nhiễm trùng để đề phòng bệnh tật.

+ Bệnh nhân cần ăn nhạt, đặc biệt là trong giai đoạn phù nhiều, lượng muối đưa vào khoảng dưới 1g/ngày.

+ Ăn nhiều thịt cá nếu bệnh nhân không có ure máu cao, lượng protid đưa vào trong ngày khoảng 1 – 2 g/kg trọng lượng cơ thể. Tránh ăn các thức ăn có nhiều mỡ.

+ Nước uống khoảng 300 – 500 ml/ngày cộng thêm với lượng nước tiểu trong ngày trong giai đoạn có phù nhiều.

+ Ăn nhiều hoa quả tươi giàu sinh tố đặc biệt là sinh tố nhóm B, khi có tình trạng tăng K+ máu không nên ăn các thức ăn có nhiều K+ như cam và chuối.

+ Năng lượng cần đưa vào trong ngày khoảng 1800 đến 2000 calo.

+ Vệ sinh cho bệnh nhân: Hằng ngày phải vệ sinh răng, miệng và tai mũi họng. Vệ sinh da sạch sẽ bằng cách tắm hay rửa bằng nước ấm tuỳ tình trạng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Móng tay và chân phải được cắt ngắn và sạch sẽ, tránh các vết gãi gây sây sát da, nhất là các nơi ẩm thấp dễ gây bội nhiễm.

+ Vải trải giường, quần áo và các vật dụng khác phải luôn được sạch sẽ.

+ Phát hiện sớm các vết loét để điều trị cho bệnh nhân, như rửa bằng nước muối sinh lý, nước oxy già. Các biến chứng khác cần theo dõi để có kế hoạch điều trị cho bệnh nhân.