Hăm tã ở trẻ em và những điều các mẹ cần lưu ý

Việc trẻ sơ sinh bị hăm tã đã không còn xa lạ, thời kì trẻ em phải mang tã lót thường các vùng da tiếp xúc với tã sẽ bị ửng đỏ, điều này gây ra sự khó chịu cho bé.

Dấu hiệu của hăm tã ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, khi trẻ bị hăm tã sẽ có các dấu hiệu như:

  • Thông thường khi mang tã, vùng da của bé thường xuyên bị cọ sát làm cho nó đỏ và tấy lên, gây cho bé cảm giác đau rát. Ban đầu chỉ là những chấm nhỏ màu đỏ hồng, sau đó vùng nổi mẩn lan rộng và ngày càng rõ hơn.
  • Khi tình trạng hăm nặng hơn thì vùng tiếp xúc sẽ bị đỏ ửng, da có thể bị tróc ra.
  • Bé khóc, quấy khi bị đau, đặc biệt sẽ đau hơn khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Ngoài ra có thể sẽ có các triệu chứng khác tùy thuộc vào trẻ, nếu tình trạng hăm ngày càng trở nên trầm trọng như: ngứa, chảy máu hoặc chảy mủ; trẻ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, đôi khi có thể sẽ dẫn tới sốt cao.

Nguyên nhân làm cho trẻ bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Đa phần hăm tã do sự nhạy cảm của da bé, lớp da non thường xuyên tiếp xúc với tã lót trong thời gian dài.
  • Bề mặt tã lót có thể có nhiều loại vi khuẩn, nấm… do môi trường tã lót ẩm sẽ giúp chúng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
  • Cũng có thể bé bị hăm tã do bị kích ứng với các chất liệu tã, thành phần hút nước ở tã, hoặc cũng có thể là do sữa tắm hoặc bột giặt… gây ra.
  • Mẹ mặc tã cho bé quá chật, ít thay tã mới cũng là một trong các nguyên nhân nguy cơ gây hăm tã ở trẻ.
  • Khi mẹ thay tã cho bé nhưng không lau khô làm cho bé khó chịu, dễ bị ngứa; tình trạng sẽ nặng hơn khi bé bị tiêu chảy.
  • Có một vài bà mẹ thường hay dùng phấn rôm để hút ẩm cho bé sau khi tắm. Tuy nhiên việc lạm dụng phấn rôm có thể bít tắc lỗ chân lông, việc thoát ẩm trở nên khó khăn gây ra tình trạng hăm tã.

Đa phần hăm tã do sự nhạy cảm của da bé

Đa phần hăm tã do sự nhạy cảm của da bé

Điều trị và khắc phục tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, hầu hết các bé ở độ tuổi sơ sinh đều có thể mắc hăm tã, vậy để hạn chế tối đa hăm tã cho bé thì cần có các chế độ chăm sóc hợp lý. Để điều trị và khắc phục khi em bé bị hăm tã thì cần có các phương pháp điều trị thích hợp như:

  • Mẹ nên thay tã thường xuyên cho bé, quan sát kĩ các phản ứng của da khi cho bé dùng tã. Nếu có dấu hiệu ngứa, đỏ da, bé khóc… thì tức là bé bị dị ứng với thành phần nào đó, hoặc do tã quá thô cứng.
  • Nên chọn các loại tã mềm, không quá chật, đồng thời cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi thay tã cho bé.
  • Có thể dùng phấn rôm để chống rôm sẩy, hăm tã, nhưng không nên dùng quá nhiều.
  • Thỉnh thoảng cũng nên cởi bỉm, tã cho bé để làm thông thoáng, hạn chế bí, ẩm sau khi tắm hoặc thay tã cho bé.
  • Nếu bé có triệu chứng của hăm tã thì có thể dùng thuốc mỡ để bôi cho bé, loại thuốc có chứa oxit kẽm sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh.
  • Tình trạng của bé không giảm mà có dấu hiệu nặng hơn thì cần cho bé tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, vi khuẩn hoặc nấm có thể làm cho bệnh nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Hiện nay trên các trang mạng có rất nhiều hướng dẫn cho mẹ giúp bé điều trị hăm tã, tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy các mẹ nên tham khảo ý kiến trực tiếp của bác sĩ về vấn đề này, để tránh các tác dụng phụ, phản tác dụng khi dùng sai cách.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn