Bạn đang sở hữu khoảng 90 ngàn tỷ vi khuẩn trong đường ruột trong khi cơ thể bạn chỉ bao gồm 7 ngàn tỷ tế bào . Tỷ lệ là 13 con vi khuẩn/1 tế bào, 38% các phân tử nhỏ bé tuần hoàn trong mạch máu của bạn là do các vi khuẩn đường ruột sản sinh ra. Chúng giám sát trạng thái sinh hóa của cơ thể nghĩa là toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Chúng có thể làm cho bạn khỏe mạnh hay khiến bạn đau ốm. Vậy hệ vi sinh này hoạt động trong cơ thể chúng ta như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam sau đây nhé !
Hệ Vi Sinh Trong Cơ Thể Hoạt Động Như Thế Nào?
Hỏi: Thưa bác sĩ, hệ vi sinh trong cơ thể suy yếu khi nào ạ?
Trả lời:
Hệ vi sinh trong cơ thể suy yếu khi chúng bị mất cơ cấu đa dạng và giảm về số lượng.
Nếu bạn khỏe mạnh thì bình thường phải hiện diện khoảng 800 chủng vi khuẩn trong đường ruột. Trong mỗi chủng sẽ có những dòng khác nhau, tổng hợp lại bạn sẽ có vài ngàn dòng vi khuẩn khác nhau trong hệ đường ruột và giữa chúng có những loại khuẩn tốt (lợi khuẩn – probiotics) có khả năng sản xuất ra các chất có lợi cho cơ thể và loại khuẩn gây bệnh (khuẩn xấu – pathogen), ký sinh trùng và nấm đơn bào tiết ra chất độc, kể cả carcinogenic là chất gây ung thư.
Trong một cơ thể khỏe mạnh tỷ lệ lợi khuẩn (probiotics)/khuẩn gây bệnh là 90/10. Điều này không có nghĩa là tất cả vi khuẩn xấu đều biến mất mà một số nhỏ “kẻ xấu” vẫn tồn tại nhưng bị khống chế và giám sát bởi cộng đồng vi khuẩn tốt.
Hỏi: Thưa bác sĩ, hệ vi sinh vật trong cơ thể bị suy yếu khi nào ạ?
Trả lời:
Điển hình nhất là khi bạn dùng kháng sinh, hóa chất hay các thuốc gây ức chế dạng Proton Pump Inhibitors, khi đó hệ vi sinh của bạn sẽ bị tổn thương và cộng đồng lợi khuẩn probiotics bị mất thế số đông áp đảo. Một liệu trình điều trị bằng kháng sinh 5 ngày sẽ gây nên hậu quả không tốt đẹp gì khiến các vi khuẩn có lợi bị chết ngay sau 2 ngày bởi lẽ chúng rất mong manh. Thế nhưng các vi khuẩn độc hại thì khỏe hơn vì một số dòng có thể sống sót sau 8 tuần với 03 liệu trình kháng sinh gộp. Kết quả cuối cùng là cơ cấu của hệ vi sinh bị thay đổi : các vi khuẩn có lợi giảm cả về chủng loại lẫn số lượng dẫn đến sự thống trị của khuẩn gây bệnh.
Không khó khăn để lên án một bác sĩ kém hiểu biết kê đơn thuốc như cho trẻ con ăn kẹo. Điều không may là ngày nay có tới hơn 90% thuốc kháng sinh được dùng trong chăn nuôi và do đó kháng sinh có mặt khắp nơi ở các quầy bán thịt.
Các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo sự suy yếu của hệ vi sinh không chỉ do uống kháng sinh mà còn có thể vì những lý do khác như sự thay đổi độ pH trong ruột, hút thuốc, ăn quá mặn, quá ngọt, dùng nhiều dưa muối, uống nhiều rượu bia và tinh thần căng thẳng, bị nhiễm ký sinh.
Hệ vi sinh trong cơ thể suy yếu sẽ gây ra những hậu quả gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, khi hệ vi sinh trong cơ thể suy yếu sẽ gây ra những hậu quả gì ạ?
Trả lời:
Có tới gần 80% hệ miễn dịch của cơ thể được hình thành nhờ các lợi khuẩn của hệ vi sinh đường ruột. Tiêu diệt lợi khuẩn đồng nghĩa với tàn phá hệ miễn dịch.
Chỉ qua một đêm các lợi khuẩn có thể ăn khoảng 900g các dạng nấm, men đơn bào mà cơ thể đã tiếp nhận qua đường miệng trong ngày dưới dạng thức ăn và nước uống. Lợi khuẩn chính là những lính gác biên phòng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm mốc, men đơn bào.
Lợi khuẩn còn khống chế các vi khuẩn có hại bằng cách tiết ra acid lactic nhằm ngăn chặn sự nhân lên và phân chia của chúng hoặc tiêu diệt trực tiếp bằng các chất khác.
Ký sinh trùng cũng có thể thải ra cơ thể các độc tố khiến cơ thể ốm yếu, một số còn tiết ra chất gây ung thư. Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Maryland , Hoa kỳ các vi khuẩn độc hại và ký sinh trùng có thể lưu lại trong cơ thể hơn 20 năm để rồi bùng phát khi lợi khuẩn trong cơ thể suy yếu. Do vậy bạn luôn cần một trạng thái lợi khuẩn chiếm ưu thế và cơ thể không có ký sinh trùng.
Hỏi: Thưa bác sĩ, hệ vi sinh có liên quan đến ung thư trực tràng không ạ?
Trả lời:
Nếu như bạn có một hệ vi sinh không được khỏe thì nhiều khả năng bạn mắc những chứng bệnh như IBS – kích thích vùng bụng, Crohn, Lupus và một số bệnh khác. Và tại sao bạn không nghĩ rằng bạn cũng có rủi ro bị ung thư trực tràng ?
Brian Coomber và các đồng nghiệp ở Đại học McMaster đã trình bày một kết quả nghiên cứu vào tháng 10/2016 để chỉ ra rằng những người từng bị ngộ độc thực phẩm một lần trong đời vẫn cho thấy sự hiện diện bền bỉ của E.coli ở trạng thái phát triển mặc dù các vi khuẩn chính, trực tiếp gây ra ngộ độc đã bị loại bỏ khỏi cơ thể. Nguyên nhân có thể do các khuẩn gây bệnh đã làm tổn thương.
Các lợi khuẩn vốn vẫn kiểm soát khuẩn E.coli. Nhưng khuẩn E.coli có khả năng bùng phát trở lại sau 10-20 năm.
Kết cục là mức độ rủi ro mắc bệnh Crohn sẽ cao hơn (triệu chứng đau bụng, ỉa chảy, chuột rút) dẫn tới ung thư trực tràng và rút ngắn tuổi thọ.