Hội chứng Budd-Chiari được biết đến là tình trạng tắc nghẽn tĩnh mạch ở gan. Một cục máu đông xuất hiện làm chặn dòng máu chảy về tim hoặc máu tới gan.
- Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai vào mùa hè?
- Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng
- Nguyên nhân và cách điều trị say nắng trong thời tiết nắng nóng
Hội chứng Budd-Chiari và những điều cần biết
Nếu tắc nghẽn trầm trọng có thể làm gan không nhận đủ máu, gây ra các tổn thương cho gan.
Triệu chứng của Budd-Chiari
Khi mắc phải hội chứng Budd-Chiari, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:
– Người bệnh có những cơn đau bất thường ở vùng thượng vị bên phải, Gan tổn thương, máu tích tụ làm cho gan lớn bất thường.
– Trong ổ bụng, một lượng dịch lớn bị tích tụ trong khoang phúc mạc làm bụng cũng có dấu hiệu lớn bất thương, các tạng bị chèn ép gây đau.
– Ngoài bụng và gan lớn bất thương, xuất hiện các cơn đau thì người bệnh còn có một số triệu chứng như ăn uống không ngon miệng, có cảm giác buồn nôn, nôn, cơ thể suy nhược, sụt cân trầm trọng.
– Một số bộ phận khác cũng có dấu hiệu sưng, phù như: chân, tay, lá lách…
– Da người bệnh càng ngày càng có dấu hiệu vàng, mắt cũng ngả vàng.
Budd-Chiari gây ra do đâu?
Bác sĩ tư vấn: Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới hội chứng Budd-Chiari này như:
– Người bệnh đang mắc bệnh lý nào đó, hoặc cũng có thể là có bệnh về rối loạn di truyền. Những bệnh này có thể gây ra các rối loạn trong quá trình đông máu, tạo các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.
– Các bệnh về gan cũng là một trong các nguyên nhân gây ra hội chứng này như: chấn thương, nhiễm trùng, kí sinh trùng hay ung thư gan. Cũng có thể là viêm các tĩnh mạch.
– Phụ nữ mang thai, hoặc hậu sản cũng có nguy cơ mắc bệnh này do sự thay đổi nội tiết tố và các quá trình chuyển hóa trong cơ thể có thể.
– Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, tăng nguy cơ gây bệnh Budd-Chiari như: Dacarbazine, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, thuốc tránh thai…
– Ngoài ra một số rối loạn các mô liên kết, rối loạn do viêm nhiễm, thiếu alpha1-antitrypsin… cũng có thể gây ra tắc nghẽn tĩnh mạch gan.
Budd-Chiari gây ra do đâu?
Các phương pháp chẩn đoán hội chứng Budd-Chiari
Để phát hiện tĩnh mạch gan có bị tắc nghẽn hay không, có thể thực hiện một số các phương pháp sau:
– Kiểm tra chức năng gan qua xét nghiệm máu, nếu có bất cứ bất thường nào trong các chỉ số xét nghiệm thì gan đang gặp tổn thương, bị hư hại.
– Tiến hành siêu âm gan, chụp CT, chụp cắt lớp… để biết gan có bất thường về kích thước hay bị tổn thương nào không.
– Nếu có nghi ngờ có tổn thương trong gan thì tiến hành sinh thiết gan.
– Ngoài ra còn có thể tiến hành đo áp suất tĩnh mạch gan, kiểm tra mức độ hoạt động bình thường của mạch.
Điều trị hội chứng Budd-Chiari
Để điều trị hội chứng này, người bệnh có thể được chỉ định lực chọn thực hiện các phương pháp điều trị như: Có thể dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống co giật, thuốc hạ huyết áp để làm tan cục máu đông trong lòng mạch, đồng thời điều trị các triệu chứng của bệnh, và ngăn ngừa tạo cục máu đông trở lại. Nếu dùng thuốc không có hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ phải tiến hành mở rộng tĩnh mạch thông qua phẫu thuật, phương pháp này giúp cải thiện lượng máu đi và đến gan, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
Điều trị hội chứng Budd-Chiari
Có một số biện pháp đơn giản có thể áp dụng hàng ngày để hạn chế tỉ lệ mắc phải hội chứng Budd-Chiari như: thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đồng thời cũng cần duy trì cân nặng phù hợp. Nên tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để tránh các viêm nhiễm, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tránh các chất kích thích, thuốc lá, rượu bia, tránh thực phẩm bẩn…
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn