Phần lớn các trường y dược đều đưa môn điên kinh vào chương trình học tập chính khóa. Nằm trong bộ môn điền kinh mà các bạn sinh viên y dược được học có nội dung của nhảy xa.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Hướng dẫn sinh viên y dược kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi
Để hiểu biết hơn về các kỹ thuật của nội dung nhảy xa hôm nay tôi sẽ cùng các bạn sinh viên y dược đi tìm hiểu kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.
Giai đoạn chạy đà
Bác sĩ tư vấn: Mục đích của chạy đà là giúp các bạn sinh viên y dược tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm.
Số bước chạy đà ở các bạn sinh viên nam là 18 – 24 bước (khoảng 38 -48m). Nữ là 16 – 22 bước (khoảng 32 – 42m). Số lượng các bước chạy đà tối ưu phụ thuộc vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của các bạn sinh viên y dược.
Tính chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp điệu thực hiện bước chạy đà.
Bắt đầu chạy đà tốt cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy các bạn sinh vien y dược cần có tư thế ban đầu và động tác ổn định. Có một vài cách bắt đầu chạy đà: đứng tại chỗ, đi bộ vài bước, chạy bước đệm vài bước. Thông thường các bạn sinh viên y dược đứng tại chỗ, một chân đặt vào vạch giới hạn của cự ly đà, chân kia để ở phía sau hoặc bắt đầu chạy đà bằng vài bước đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng rồi tăng tốc độ. Độ ngả của thân trên là 75 – 80 độ, tăng biên độ động tác của tay và chân. Kết thúc đà ở những bước cuối cùng thân trên gần như thẳng đứng.
Hai phương án chạy đà thường được dùng là: tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tới tốc độ tối đa ở bước cuối cùng, cố gắng chạy đà nhanh từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly.
- Kỹ thuật bước cuối cùng: (Bước đưa đặt chân lên giậm nhảy)
- Đưa đặt chân giậm nhanh, tích cực của bàn chân là mặt đất tiếp xúc ván giậm nhảy gần điểm rọi của trọng tâm cơ thể.
- Khi tiếp xúc với ván thì tiếp xúc bằng cả bàn chân, chân giậm gần như thẳng khớp gối, chân lăng gấp nhiều ở khớp gối, tay đánh tự nhiên như trong khi chạy.
- Thông thường độ dài bước cuối nên ngắn hơn bước trước đó 15 – 20cm
Giai đoạn chạy đà
Giai đoạn giậm nhảy
Khi đã đạt tốc độ chạy tối đa thì bước giậm nhảy là giai đoạn cơ thể các bạn sinh viên y dược chuyển hướng từ nằm ngang sang chéo góc và góc chéo phụ thuộc vào 2 yếu tố quan trọng là cách đặt chân giậm nhảy và lực giậm nhảy.
Chuyển động của chân giậm nhảy.
Chân giậm nhảy sẽ là chân thuận để lực giậm nhảy là lớn nhất, các bạn tiếp xúc bằng cả bàn chân sau đó di chuyển người về phía trước cùng với đó là chuyển trọng tâm lên cao để bật người đi xa nhất có thể theo phương chéo góc. Lực giậm nhảy càng mạnh thì thành tích nhảy xa sẽ càng cao hơn.
Giai đoạn bay trên không và tiếp đất.
Với cách nhảy xa kiểu ngồi khi người nhảy giậm mạnh vào ván nhảy thì đồng thời chân lăng sẽ đưa lên cao để di chuyển trọng tâm của cơ thể, tiếp theo chân giậm sẽ được kéo lên theo hướng song song giống như ở tư thế ngồi, sau đó 2 tay đưa lên cao khi sắp tiếp đất thì 2 chân duỗi ra và hai tay đánh về phía sau.
Giai đoạn tiếp đất
Ở giai đoạn này hai vấn đề được ưu tiên nhất là an toàn của người nhảy và thành tích nhảy xa.
Khi tiếp đất thì toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn vào đôi chân vì thế chân các bạn phải vững và khi tiếp đất thì người các bạn sinh viên y dược hơi đẩy về trước tránh trường hợp người ngả về sau ảnh hưởng tới thành tích thi đấu.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn