Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị nấm Amphotericin B

Amphotericin B có tác dụng điều trị nhiều triệu chứng nhiễm nấm nghiêm trọng có thể gây tử vong. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm ở những bệnh nhân bị sốt và hệ miễn dịch suy yếu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị nấm Amphotericin B

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị nấm Amphotericin B

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Amphotericin B dạng tiêm tĩnh mạch được dùng theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa, thường là một lần/ngày hoặc dùng cách ngày, tiêm chậm trong 2-6 giờ. Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.Có thể dùng duy trì Amphotericin B trong vòng vài tuần đến vài tháng để điều trị một số chứng nhiễm trùng nặng. Việc ngừng thuốc quá sớm có thể dẫn đến hiện tượng tái nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường của amphotericin B

Liều dùng amphotericin B dành cho người lớn

  • Ngăn ngừa nhiễm Candidiasis khi cấy ghép: tiêm 10-20 mg/ngày .
  • Ngăn ngừa nhiễm Candidiasis trong vòng 3 ngày hoặc lâu hơn: 0,25 mg/kg/ ngày.
  • Nhiễm nấm Aspergillosis – Aspergilloma: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm nấm Aspergillosis – xâm nhập lan rộng: tiêm tĩnh mạch 0,5-0,6 mg/kg/ ngày.
  • Nhiễm nấm Blastomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm trùng Candiduria: tiêm tĩnh mạch 0,3-1 mg/kg/ngày trong 1-7 ngày. Tráng bàng quang: đưa 5-50 mg/L vào bàng quang trong 60 đến 90 phút và để ráo nước, thực hiện 4 lần/ngày trong vòng 2-5 ngày.
  • Viêm màng não: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg/ngày kết hợp với flucytosine.
  • Viêm nội tâm mạc: tiêm tĩnh mạch 0,6-1 mg/kg/ngày trong ít nhất 6 tuần sau khi thay van tim; có thể kết hợp đồng thời với flucytosine.
  • Nhiễm trùng mãn tính phổ biến: tiêm tĩnh mạch 0,6-0,7 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp Coccidioidomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg/ngày tối đa 1,5 mg/kg/ngày trong vòng 4-12 tuần.
  • Nhiễm khuẩn Coccidioidomycosis – Viêm màng não: 0,01-1,5 mg tiêm bên trong hộp sọ.
  • Nhiễm khuẩn Cryptococcus viêm màng não – miễn dịch kí sinh trùng: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg/ngày trong vòng 6-10 tuần.
  • Liều cho người bị nhiễm khuẩn Cryptococcus: tiêm tĩnh mạch 0,5-1 mg/kg/ngày trong 6-10 tuần.
  • Nhiễm khuẩn candidiasis nặng hoặc dai dẳng: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg/ngày
  • Nhiễm nấm gây viêm nội tâm mạc: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm khuẩn histoplasmosis – miễn dịch kí sinh trùng: tiêm tĩnh mạch 0,7 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm khuẩn histoplasmosis – Viêm màng não: tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg/ngày để hoàn thành tổng liều cần dùng 35 mg/kg trong 3-4 tháng.
  • Nhiễm nấm Cryptococcus Viêm màng não – ức chế miễn dịch sinh vật kí sinh: Tiêm tĩnh mạch 0,7-1 mg/kg/ngày kết hợp với dùng flucytosine trong 2 tuần, tiếp theo hãy dùng fluconazole trong tối thiểu 10 tuần.
  • Nhiễm nấm miệng candidiasis dai dẳng hoặc trong cổ họng: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg/ngày.
  • Nhiễm nấm Paracoccidioidomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,4-0,5 mg/kg/ngày, tối đa 1,5 mg/kg/ngày nếu nhiễm trùng nấm có khả năng gây tử vong.
  • Nhiễm nấm Leishmaniasis: tiêm tĩnh mạch 0,25-0,5 mg/kg/ngày.

Liều dùng amphotericin B dành cho trẻ em

  • Nhiễm nấm Blastomycosis: tiêm tĩnh mạch 0,25 mg/kg/ngày
  • Nhiễm nấm Candidemia: tiêm tĩnh mạch 0,6-1 mg/kg/ngày trong vòng 14-21 ngày sau khi trị hết triệu chứng.
  • Nhiễm nấm Cryptococcus Viêm màng não – sinh vật kí sinh gây ức chế miễn dịch: bệnh nhân nhiễm HIV tiêm tĩnh mạch 0,25-1 mg/kg/ngày.

Amphotericin B dạng tiêm tĩnh mạch được dùng theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa

Amphotericin B dạng tiêm tĩnh mạch được dùng theo chỉ dẫn của Bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ của Amphotericin B

  • Phản ứng với việc truyền dịch (khi thuốc được tiêm vào tĩnh mạch): chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, vả mồ hôi, nóng hoặc lạnh người, tim đập nhanh, đau thắt ngực, khó thở.
  • Dấu hiệu dị ứng: phát ban, khó thở, sưng mặt môi lưỡi, ngứa, khó chịu.
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc rung ngực, da tái, khó tập trung, đau cơ, yếu cơ.
  • Hạ kali máu: lú lẫn, nhịp tim không đều, khát nước, đi tiểu nhiều, chân khó chịu, cảm giác mất thăng bằng, chán ăn, nôn mửa, sưng, tăng cân.
  • Ớn lạnh, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, đau đầu, nóng mặt, mất ngủ, phát ban nhẹ.

Thận trọng trước và trong khi dùng Amphotericin B

Những đối tượng sau cần thận trọng và lưu ý trước và trong quá trình sử dụng thuốc, cần thông báo với bác sĩ hoặc Dược sĩ Đại học để được tư vấn và cân nhắc liệu trình điều trị phù hợp.

Bệnh nhân đang dùng một trong các thuốc sau: thuốc kháng sinh aminoglycoside như amikacin, gentamicin, kanamycin, neomycin, paramomycin, streptomycin, và tobramycin; thuốc kháng nấm như clotrimazole, fluconazole, itraconazole, ketoconazole và miconazole; corticotropin; cyclosporine; digoxin; flucytosine; thuốc để điều trị bệnh ung thư; thuốc uống steroid như dexamethasone, methylprednisolone, và prednisone; pentamidine…Bệnh nhân đang điều trị bức xạ, mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc bệnh thận.

Phụ nữ có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú. Vì đây là nhóm thuốc thuộc nhóm B (không có nguy cơ trong vài nghiên cứu) đối với thai kỳ.

Đỗ Thu – tapchisuckhoe.edu.vn