Làm sao để lấy lại ngôn ngữ cho người đột quỵ?

Mất ngôn ngữ ở người sau đột quỵ hay còn gọi là thất ngôn, là tình trạng bệnh nhân mất ngôn ngữ, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe hiểu, đọc, viết, nói ở người trưởng thành.

Làm sao để lấy lại ngôn ngữ cho người đột quỵ?

Làm sao để lấy lại ngôn ngữ cho người đột quỵ?

Tổng quan về thất ngôn

Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, thất ngôn thường xảy ra ở những người bị tổn thương não bộ như u não, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… trong đó nguyên nhân do tai biến mạch máu não chiếm 70%. Tuy nhiên không phải bệnh nhân tai biến mạch máu não nào cũng gặp vấn đề về ngôn ngữ.

Não bộ của con người phân chia nhiệm vụ theo từng vùng, có vùng vận động các chi, có vùng cảm giác, có vùng chịu trách nhiệm về ngôn ngữ là vùng Broca và Wernike. Trong đó vùng Wernike là vùng tiếp nhận thông tin, thông tin này được xử lý và truyền đi qua vùng đồi hình cung để đến vùng Broca. Tại vùng Broca, não bộ sẽ xử lý để lắp ghép các từ thành câu có nghĩa, giúp bệnh nhân nói được. Do đó, khi tổn thương các vùng này, bệnh nhân sẽ bị mất ngôn ngữ.

Phân loại thất ngôn

Theo như tin tức Y Dược mới nhất, có nhiều cách phân loại thất ngôn khác nhau, tuy nhiên, hiện nay vẫn thông dùng cách phân loại sau để thuận lợi cho quá trình phục hồi của bệnh nhân

  • Thất ngôn diễn đạt: Người bệnh bị mất khả năng diễn đạt, mất khả năng nói những từ đã nói trước đó. Hoặc bệnh nhân có thể nói những câu ngắn nhưng đôi khi bỏ xót từ, thậm chí bệnh nhân không hiểu mình đang nói gì. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có khả năng hiểu người khác nói gì, hiểu và làm theo mệnh lệnh. Bệnh nhân vẫn có thể đọc và viết được.
  • Thất ngôn Tiếp nhận: Bệnh nhân không hiểu được người khác nói gì, tuy nhiên bệnh nhân lại nói được nhưng là các câu hoặc từ không có nghĩa.
  • Thất ngôn dẫn truyền: bệnh nhân hiểu và nói được nhưng không có khả năng lặp lại
  • Thất ngôn toàn thể: bệnh nhân không hiểu, không nói và không có khả năng nhắc lại

Thất ngôn khiến bệnh nhân khó giao tiếp với người nhà, khó hòa nhập xã hội khiến việc sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Lâu dần làm bệnh nhân trở nên cáu gắt, stress và dẫn đến rối loạn tâm thần.

thất ngôn thường xảy ra ở những người bị tổn thương não bộ như u não

Thất ngôn thường xảy ra ở những người bị tổn thương não bộ như u não

Cách phục hồi ngôn ngữ cho người thất ngôn

Một điều luôn phải nhớ những người thất ngôn là người trưởng thành. Việc học lại ngôn ngữ khiến họ cảm thấy tự ti. Do đó không cười cợt hay coi họ như trẻ con mà phải luôn động viên họ. Tập luyện ngôn ngữ theo quy luật phát triển thông thường tức là từ âm vị, âm tiết, đến từ, câu và ngữ pháp. Chia nhỏ bài tập thành nhiều bài tập trong ngày và bệnh nhân nói to nhất có thể

  • Bài tập đếm, học bảng chữ cái, đọc ngày tháng
  • Bài tập liệt kê theo chủ đề, ví dụ các từ có liên quan đến vật dụng nhà bếp
  • Tìm các cặp từ trái nghĩa
  • Nhìn vào tranh và mô tả
  • Khuyến khích bệnh nhân hát và kể chuyện
  • Bổ sung phương pháp giao tiếp bằng chữ viết và hình vẽ

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn về biện pháp khắc phục thất ngôn ở bệnh nhân tai biến.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn