loan-can-ngon-va-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-tu-bac-si

Loạn cận ngôn và phương pháp điều trị hiệu quả từ Bác sĩ

Loạn cận ngôn là căn bệnh khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc nói, thường đặc trưng bởi việc nói chậm và cà lăm khiến người nghe khó hiểu. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

loan-can-ngon-va-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-tu-bac-si

Loạn cận ngôn và phương pháp điều trị hiệu quả từ Bác sĩ

Hỏi: Loạn cận ngôn là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Loạn cận ngôn (tên tiếng Anh là Dysarthria) là tình trạng yếu các cơ dùng để nói hay khó khăn trong việc điều khiển các cơ này. Loạn cận ngôn thường đặc trưng bởi việc nói chậm và cà lăm khiến người nghe khó hiểu.

Các nguyên nhân thường gặp của bệnh loạn cận ngôn bao gồm rối loạn hệ thống thần kinh (bệnh thần kinh) như đột quỵ, tổn thương não, u não và các tình trạng gây liệt mặt, lưỡi hay yếu các cơ ở hầu họng. Một số thuốc cũng có thể gây loạn cận ngôn.

Điều trị loạn cận ngôn là trực tiếp điều trị nguyên nhân gây bệnh nếu có thể, việc này sẽ cải thiện cách nói của người bệnh. Bạn có thể tham gia trị liệu ngôn ngữ để giúp cải thiện giọng nói. Với loạn cận ngôn gây ra bởi thuốc, đổi hoặc ngưng dùng có thể có ích.

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh loạn cận ngôn là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết trong loạn cận ngôn, bạn có thể cảm thấy khó chuyển động các cơ ở miệng, mặt và đường hô hấp trên, các cơ này để điều khiển giọng nói. Các tình trạng có thể dẫn đến nói lắp bao gồm:

  • Xơ cứng teo cơ một bên
  • Bệnh u não
  • Tổn thương não
  • Bại não
  • Hội chứng Guillain-Barre
  • Chấn thương đầu
  • Bệnh Huntington
  • Bệnh Lyme
  • Đa xơ cứng
  • Loạn dưỡng cơ
  • Bệnh nhược cơ
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh tai biến mạch máu não
  • Bệnh Wilson

Một số thuốc như thuốc hướng thần hay thuốc an thần có thể gây loạn cận ngôn.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh loạn cận ngôn

Bởi vì loạn cận ngôn tạo ra các khó khăn trong giao tiếp, các tác hại có thể xảy ra là:

  • Hoạt động xã hội khó khăn: Giao tiếp khó khăn có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và bạn bè, đồng thời tạo ra các trở ngại trong các tình huống xã hội.
  • Trầm cảm: Ở một số người, loạn cận ngôn dẫn đến sự tách rời xã hội và trầm cảm.

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh loạn cận ngôn là gì?

Trả lời:

Dấu hiệu và triệu chứng loạn cận ngôn phong phú, phụ thuộc vào nguyên nhân và loại loạn cận ngôn, có thể bao gồm:

  • Nói chậm
  • Không thể nói lớn hay nói quá to
  • Nói nhanh đến khó để hiểu
  • Nói giọng mũi, nói thé hay biến đổi giọng nói
  • Nhịp điệu nói bất thường hay không đều
  • Độ lớn giọng nói bất thường
  • Giọng nói đều đều 1 tông
  • Khó chuyển động cơ mặt hay lưỡi

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh loạn cận ngôn?

Trả lời:

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ của các triệu chứng và loại loạn cận ngôn của bạn. Bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân nếu có thể, điều này đôi lúc sẽ cải thiện giọng nói của bạn. Nếu loạn cận ngôn gây ra bởi thuốc, trao đổi với bác sĩ về việc đổi và ngưng thuốc.

loan-can-ngon-va-phuong-phap-dieu-tri-hieu-qua-tu-bac-si

Phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh loạn cận ngôn

Liệu pháp giọng nói và ngôn ngữ

Bạn có thể điều trị bằng liệu pháp giọng nói và ngôn ngữ để hồi phục giọng nói bình thường và cải thiện việc giao tiếp. Mục tiêu của liệu pháp này bao gồm điều chỉnh tốc độ nói, tăng độ mạnh các cơ, tăng hỗ trợ sự thở, cải thiện phát âm và giúp các thành viên gia đình giao tiếp với bạn.

Nhà ngôn ngữ học giọng nói có thể đề nghị bạn áp dụng các phương pháp giao tiếp khác (hệ thống giao tiếp tăng cường và thay thế) để giúp bạn giao tiếp, nếu liệu pháp giọng nói và ngôn ngữ không hiệu quả. Các cách thức giao tiếp này bao gồm tín hiệu mắt, hình thể, bảng chữ cái hay dựa vào máy tính.

Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục

Nếu loạn cận ngôn quá nặng khiến việc nói của bạn trở nên khó hiểu, các gợi ý dưới đây có thể giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn:

  • Nói chậm: Người nghe có thể hiểu tốt hơn khi có thêm thời gian suy nghĩ về những điều bạn nói.
  • Bắt đầu ít: Đi vào chủ để với một từ hay một cụm từ ngắn trước khi nói một câu dài.
  • Đánh giá sự hiểu: Hỏi người nghe có hiểu bạn nói gì không.
  • Nếu mệt, nói ít lại: Mệt mỏi sẽ khiến bạn nói khó hiểu hơn.
  • Dùng dụng cụ hỗ trợ: Viết ra có thể có ích. Đánh câu nói ra điện thoại, thiết bị cẩm tay hay mang theo bít chì và tờ giấy nhỏ theo người.
  • Dùng các biện pháp nhanh chóng: Tạo ra các biểu đồ, hình vẽ hay ảnh trong các cuộc trò chuyện, nhờ vậy bạn sẽ không cần nói mọi thứ. Tạo cử chỉ hay chỉ vào vậy có thể giúp chuyền tải ý muốn của bạn.

Bạn bè và gia đình

Nếu bạn có gia đình và bạn bè bị loạn cận ngôn, các gợi ý sau có thể giúp bạn giao tiếp tốt hơn:

  • Cho người đó thời gian để nói
  • Đừng cắt năng hay sửa lỗi
  • Nhìn vào họ khi người bệnh đang nói
  • Giảm các tiếng ồn gây nhiễu từ môi trường
  • Nói với người bệnh nếu bạn không hiểu
  • Giữ bên mình một cây bút và giấy
  • Giúp người bện tạo ra một quyển sách từ, hình và ảnh chụp để hỗ trợ các cuộc nói chuyện.
  • Để têm tới người bệnh khi đang nói chuyện nhiều nhất có thể
  • Nói chuyện bình thường. Đa số người loạn cận ngôn hiểu người khác bình thường, thế nên không cần nới chậm hay quá to.