Tập Kegel ngày càng trở nên phổ biến với các bà bầu thời hiện đại. Bài tập này khá đơn giản, chỉ tốn khoảng vài phút mỗi ngày nhưng hiệu quả của nó lại vô cùng bất ngờ.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Lợi ích và những lưu ý khi tập Kegel cho bà bầu
Vậy lợi ích và những lưu ý khi tập Kegel cho bà bầu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Bài tập Kegel là gì?
Bài tập Kegel thực chất là hệ thống các bài tập tăng cường sức mạnh cho vùng cơ sàn chậu (Pelvic floor Muscles). Bài tập Kegel cho bà bầu không chỉ quan trọng trong quá trình mang thai mà tất cả những phụ nữ đều nên áp dụng bài tập Kegel thường xuyên. Các bài tập Kegel giúp tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu, thuận lợi cho cuộc đẻ và giảm thiểu các biến chứng cho phụ nữ sau sinh, giúp phụ nữ tự tin hơn trong cuộc sống.
Lợi ích của bài tập Kegel cho bà bầu
Bài tập Kegel đem lại rất nhiều lợi ích như:
– Tăng cường máu lưu thông đến cơ sàn chậu, giúp cải thiện sức mạnh nhóm cơ này, tăng độ linh động cho chậu hông giải quyết được các rắc rối do yếu cơ sàn chậu gây ra.
– Củng cố các cơ thành âm đạo để quá trình “rặn” đẩy em bé ra ngoài dễ dàng hơn.
– Hạn chế việc tiểu mất tự chủ, tiểu són.
– Tăng cường hiệu quả đời sống tình dục sau sinh hơn do tăng cường ham muốn, hồi phục cơ âm đạo sau sinh tốt hơn và ngăn ngừa stress kéo dài.
Nên áp dụng bài tập Kegel vào thời điểm nào?
Bài tập Kegel cho bà bầu nên được tập ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, kéo dài suốt thời gian mang thai để có tác dụng tốt nhất. Thời gian sau sinh, bài tập Kegel vẫn nên được áp dụng để giúp các mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng, cải thiện, duy trì sức mạnh cơ sàn chậu. Các mẹ hãy nhớ rằng không khi nào là quá sớm để bắt đầu bài tập Kegel.
Nên áp dụng bài tập Kegel vào thời điểm nào?
Một số bài tập Kegel tham khảo
Trước khi vào bài tập Kegel bạn cần chắc chắn đã xác định được vị trí cơ sàn chậu của mình và bàng quang không quá căng. Bạn có thể tập ở bất kỳ thời gian nào mà bạn thấy rảnh rỗi, tư thế được khuyến khích là nằm hoặc ngồi.
- Bài tập 1: Kéo giãn cơ sàn chậu
Bạn ngồi trên sàn, bắt chéo hai chân. Hãy giữ lưng thẳng và thoải mái, sau đó hơi nghiêng về phía trước một chút. Lặp lại tư thế này bất cứ khi nào có thể. Bài tập này nhằm mục đích kéo giãn cơ sàn chậu, chuẩn bị cho các bài tập sau.
- Bài tập 2: Bài tập dẻo dai cho khớp hông và khớp cùng chậu
Bạn ngồi trên sàn với gối gập hai lòng bàn chân chạm vào nhau. Giữ hai lòng bàn chân chạm vào nhau và nhẹ nhàng nhấc hai gối lên, đặt tay lên gối khi nhấc lên. Hít vào vài giây sau đó dùng hai tay đẩy hai gối xuống. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thở ra. Lặp lại động tác.
- Bài tập 3: Tăng sức mạnh cơ bắp vùng hông, đùi, cằng chân
Bác sĩ tư vấn: Đây là bài tập cho hông và xương chậu rất hiệu quả để làm chắc các cơ bắp, hỗ trợ cho tử cung và bàng quang.
Bạn nằm ngửa trên sàn, chống hai chân trên mặt sàn, bàn chân hơi chếch ra ngoài giữ chắc hông và từ từ nhấc hông lên, đồng thời giữ chặt các cơ bụng. Khi nhấc hông lên, co thắt âm đạo lại một chút. Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi từ từ thả ra và hạ xuống. Lặp lại động tác.
- Bài tập 4: Hít vào đồng thời giữ chặt vùng dưới hông, thực hiện co cơ âm đạo giống như khi bạn đang đi tiểu rồi nín lại; Giữ trong vài giây sau đó thả lỏng đồng thời thở ra.
Một số lưu ý khi tập bài tập Kegel cho bà bầu
- Chú ý nhịp thở: Trong khi tập bạn cần phải điều hòa được nhịp thở để việc tập luyện hiệu quả tốt. Việc giữ lại hơi thở sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng khiến bạn nghĩ mình đang tập đúng.
- Không nên tập quá sức. Hãy thực hiện bài tập ở mức độ vừa phải tăng dần và tần suất tập hợp lý.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn