Mách mẹ cách ngăn ngừa thói quen dụi mắt ở trẻ

Dụi mắt là hành động dễ thương của trẻ nhưng đây thật sự là thói quen không tốt, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về mắt như mắt khô, đau mắt, có bụi trong mắt…

Mách mẹ cách ngăn ngừa thói quen dụi mắt ở trẻ
Mách mẹ cách ngăn ngừa thói quen dụi mắt ở trẻ

Nguyên nhân trẻ nhỏ dụi mắt là gì?

  • Bé buồn ngủ

Nếu bé dụi mắt và ngáp, có thể là do bé đang mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Bé đưa tay lên dụi mắt là cách để mát xa vùng cơ xung quanh, làm giảm mệt mỏi.

  • Mắt bé bị khô

Mắt chúng ta được bảo vệ bởi một màng nước mắt, nhưng nếu tiếp xúc với không khí trong thời gian dài, thời tiết khô hanh khiến mắt bé bị khô, khó chịu trong mắt. Theo bản năng, bé sẽ dụi mắt để xoa dịu vì hành động này gây kích thích nước mắt, tạm thời khôi phục độ ẩm.

  • Bé tò mò, thích thú với điều gì đó

Khi bé bắt đầu phát triển kỹ năng vận động thì sự tò mò của bé ngày càng nhiều, bé thử đưa  tay dụi mắt xem xem cảm giác thế nào. Một số trường hợp, khi nhắm mắt hay dụi mắt bé sẽ nhìn thấy những kích thích thị giác đáng kinh ngạc, tương tự như việc người lớn chúng ta nhắm mắt hay dụi mắt có thể thấy các mô hình, luồng sáng chuyển động. Có thể trẻ thích thú với điều đó nên đã dụi mắt để trải nghiệm.

  • Có dị vật trong mắt bé như lông mi, hạt bụi…

Những vật thể lạ như hạt bụi, lông mi vướng trong mắt sẽ khiến bé khó chịu và muốn dụi mắt liên tục. Trong trường hợp này, việc dụi mắt có thể gây hại vì chúng sẽ khiến con tự làm trầy xước bên trong mắt của mình.

Nếu thấy dấu hiệu bé vừa dụi vừa khóc và đôi mắt chuyển sang màu đỏ thì nhiều khả năng là bụi đã rơi vào mắt bé. Bạn hãy nhúng một miếng bông gòn vào nước lạnh và chùi từ từ sạch mắt hoặc nhỏ nước muối sinh lý để trôi bụi trong mắt bé. Nếu bé vẫn thấy khó chịu, hãy đưa bé đến Bác sĩ chuyên khoa.

  • Bé bị các bệnh lý về mắt

Bé dụi mắt nhiều, kèm theo sự khó chịu hoặc các dấu hiệu như mắt đỏ, sưng lên, chảy mủ, lông mi bết dính, khó mở mắt ra sau khi ngủ dậy…thì có thể bé đã bị một bệnh lý nào đó như đau mắt, viêm kết mạc, viêm bờ mi, đau mắt hột…Trong trường hợp mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để chữa trị kịp thời nhé.

Tác hại của thói quen dụi mắt ở trẻ

Khi sử dụng đồ chơi hay bò trườn, chơi đùa tay bé có thể tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn do vậy nếu trẻ dụi lên mắt có thể là con đường để vi khuẩn tấn công vào mắt bé.

Trẻ dụi mắt đơn thuần do buồn ngủ thì mẹ có thể yên tâm hơn, hãy cho bé nghỉ ngơi, bé sẽ ngưng dụi mắt. Nhưng nếu do mắt bé có bụi hay các bệnh lý khác, trẻ dụi gây tác động nhiều sẽ khiến cho giác mạc bị tổn thương và suy giảm thị lực của bé.  

Nếu như bé dụi mắt kèm theo các triệu trứng đỏ, sưng, chảy mủ thì bạn phải đưa đến gặp bác sĩ ngay. Bé tiếp tục dụi mắt sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. Ví dụ bé bị đau mắt hột mà dụi mắt quá nhiều dễ gây biến chứng nguy hiểm, nhẹ thì nó gây tổn thương đến lớp biểu mô kết mạc, biến chứng nặng hơn sẽ ăn sâu vào lớp bên dưới kết mạc mắt tạo ra sẹo giác mạc, lông quặm hoặc mù lòa.

Nhiều bé do không được bảo vệ mắt cẩn thận từ nhỏ nên dẫn đến bị cận thị, viễn thị, loạn thị, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và học tập, đơn giản nhất là đi xe đạp cũng có thể gây nguy hiểm cho những bé mắt kém, đỏ.

Có dị vật trong mắt khiến trẻ có thói quen dịu mắt

Có dị vật trong mắt khiến trẻ có thói quen dịu mắt

Làm thế nào để ngăn không cho bé dụi mắt?

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, trong bất cứ tình huống nào không được cho bé dụi mắt. Nếu bé chưa nhận thức được lời khuyên của mẹ và có thói quen dụi mắt khi buồn ngủ  hay mệt mỏi bạn hãy rửa tay thường xuyên cho bé, vệ sinh các loại đồ chơi bé hay tiếp xúc, khi bé buồn ngủ lập tức cho bé ngủ đủ giấc để tránh bé dụi mắt. Nếu bạn nghĩ bé có ý định dụi mắt, hãy làm phân tán sự chú ý của bé bằng cách ru bé ngủ, đưa cho bé 1 món đồ chơi để bé quên đi.

Nếu do bụi hay lông mi bay vào mắt thì hãy tìm biện pháp để xử lí ngay như rửa mắt cho bé, lau bằng bông gòn sạch để bé không còn thấy khó chịu nữa. Nếu bé có dấu hiệu bệnh lý như đỏ mắt, sưng, chảy mủ… hãy lập tức đưa bé đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé.

Nếu bé đã nhận thức được vấn đề, mẹ hãy phân tích cho bé hiểu không nên dụi mắt và khuyên bé không nên làm vậy. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, tài sản quý giá nhất của mỗi con người vì thế cha mẹ phải đặc biệt lưu ý bảo vệ cho bé

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn