Mối quan hệ giữa bệnh thận và quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố cũng như biến đổi về tâm sinh lý hệ tiết niệu, chính điều này khiến phụ nữ mang thai tăng nguy cơ mắc một số bệnh đường tiết niệu.

Mối quan hệ giữa bệnh thận và quá trình mang thai

Mối quan hệ giữa bệnh thận và quá trình mang thai

Phụ nữ mang thai xảy ra rất nhiều biến đổi về sinh lý hệ tiết niệu, về cơ bản những biến đổi này sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau sinh. Tuy nhiên một số trường hợp bất thường trong thay đổi lại có thể dẫn đến bệnh lý mạn tính cho sản phụ.

Những thay đổi của hệ tiết niệu sản phụ trong quá trình mang thai

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, trong quá trình mang thai kích thước thận tăng lên về chiều dài khoảng 1cm, kích thước này sẽ trở về bình thường sau sinh. Đài bể thận và niệu quản cũng giãn ra chứng tỏ xảy ra một tình trạng ưa nước do tắc nghẽn đường bài niệu. Tuy nhiên đây là sự ứ nước sinh lý trong thai kì. Nguyên nhân của tình trạng này là sự giảm trương lực cơ trơn của hệ thống đường tiết niệu cộng với sự chèn ép cơ học của tử cung khi tử cung to lên trong lúc mang thai. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự nhiễm trùng niệu ngược dòng và có thể dẫn đến bệnh lí về sau, đôi khi quá trình ứ nước tiểu này còn có thể gây ra triệu chứng đau quặn thận.

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, so với khi không có thai, lưu lượng lọc cầu thận và lưu lượng máu qua thận trong khi có thai tăng lên khá sớm, ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ, và có thể đạt đến mức từ 30 đến 50% trên giá trị bình thường vào cuối tháng thứ 3. Như vậy, những chỉ số về sinh hoá thường được xem là bình thường ở người phụ nữ không có thai thì vẫn có thể phản ánh một sự suy giảm chức năng thận trong thai kỳ. Do tăng lưu lượng máu đến thận trong quá trình mang thai, cho nên sẽ làm tăng lượng Proteine niệu thải ra. Cùng một mức độ tổn thương thận như nhau thì trong thai kỳ, lượng Proteine niệu thải ra sẽ tăng lên gấp đôi.

Phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường tiết niệu

Các bệnh lý hệ tiết niệu có thể xảy ra trong thai kì

Nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật: thường xảy ra ở sản phụ ngoài 35 tuổi mang thai con so và xảy ra ở 3 tháng cuối thai kì. Triệu chứng nhận biết sản phụ tiền sản giật là phù, tăng huyết áp, protein niệu. Nhiễm độc thai nghén xảy ra ở tỷ lệ cao những người có cùng huyết thống. Bản chất thai nghén được xem như là một quá trình dung nạp miễn dịch, trong đó thai nhi được cấu tạo từ 50% các tế bào lạ từ bố.

Tổn thương mô học của thận: chủ yếu xảy ra ở cầu thận, biểu hiện một tình trạng viêm nội mạc mao mạch cầu thận. Các cầu thận lớn ra và phù nề, với sự xâm lấn của các tế bào màng mao mạch và các tế bào nội mô. Lắng đọng chất Hyalin dạng sợi dưới nội mạc. Tổn thương mô học thận này biến mất sau khi sinh vài tuần đến 1 tháng.

Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sản phụ mang thai bị nhiễm trùng tiết niệu không có triệu chứng, một số trường hợp có thể biểu hiện bởi một tình trạng viêm bàng quang hoặc viêm đài bể thận.

Suy thận cấp thai kỳ: Ở giai đoạn đầu thai kì, suy thận cấp liên quan đến tình trạng nghén dẫn đến nôn mửa. Điển hình và hay gặp nhất của suy thận cấp trong thai kỳ là hoại tử ống thận cấp do thiếu máu thận hoặc do nhiễm độc, thường là biến chứng của bong bánh nhau, tụ máu lớn sau bánh nhau, thai chết lưu hoặc tắc mạch do nước ối. Khi sự tổn thương của các tế bào ống thận không hồi phục được thì sẽ đưa đến hoại tử vỏ thận, được đặc trưng bởi 1 tình trạng xơ hoá vỏ thận lan toả không phục hồi, đây là một bệnh cảnh rất nặng nề trong thai kỳ.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn