Người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày

Hiện nay do thói quen ăn uống hằng của người dân khiến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư dạ dày tăng cao ví dụ như chế độ ăn nhiều thịt, đồ hộp, đồ muối, ít rau, chất xơ và những người béo phì thì nguy cơ này lại cao hơn.

Người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày

Người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày

Nguyên nhân của ung thư dạ dày

Dạ dày là nơi chứa thức ăn lớn nhất, có khả năng bài tiết dịch vị, co bóp để nhào trộn thức ăn, làm thức ăn nhỏ ra để cơ thể hấp thu thức ăn dễ dàng hơn. Nếu như không có dạ dày, thức ăn sẽ đi thẳng xuống ruột và thức ăn sẽ khó được tiêu hóa hơn, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém hơn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Dạ dày là nơi đầu tiên tiếp xúc với thức ăn từ ngoài đưa vào nên rất dễ bị vi khuẩn, độc tố từ ngoài theo thực phẩm xâm nhập vào cơ thể khiến dạ dày rất dễ mắc bệnh.

Bác sĩ tư vấn: Bệnh lý viêm loét da dày, ung thư dạ dày đang ở mức cảnh báo tức là mỗi năm số ca mắc ung thư dạ dày ngày càng tăng. Ở Việt Nam, ung thư dạ dày xếp thứ 3 trong các loại bệnh ung thư chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan và tỷ lệ số người tử vong vì bệnh lý dạ dày cũng ngày một tăng.

Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống của người dân chính là nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Sử dụng quá nhiều thịt, đồ muối, thực phẩm chế biến sẵn, ăn ít rau, chất xơ, béo phì là yếu tố chính gây nên các bệnh về dạ dày. Ngoài ra còn kể đến những nguyên nhân sau:

  • Sử dụng thuốc bừa bãi như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc chống đông, lạm dụng thuốc chứa corticoid…
  • Nghiện bia, rượu, thuốc lá,… sử dụng chất kích thích trong thời gian dài
  • Di truyền: nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày thì nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn người khác
  • Vi khuẩn HP: nhưng nếu khẳng định do vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày thì không hoàn toàn đúng bởi cần rất nhiều yếu tố khác tham gia vào ung thư dạ dày ví dụ như bệnh nhân có bệnh dạ dày từ trước.

Nguyên nhân của ung thư dạ dày

Nguyên nhân của ung thư dạ dày

Triệu chứng bệnh dạ dày

Bệnh đường tiêu hóa thường gây nên sự khó chịu như sau:

  • Đau bụng, đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, ăn không ngon, triệu chứng này thường lặp đi lặp lại có chu kỳ
  • Nóng rát vùng thượng vị, đau tăng dần lên, xuất huyết tiêu hóa: đi ngoài phân đen, nôn ra máu
  • Gầy sút cân, mệt mỏi

Khi có những triệu chứng trên không nên chủ quan tự chữa trị mà người dân nên đến bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa để được khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán bệnh xác định xem có bị ung thư không.

Nhóm người mắc ung thư dạ dày chủ yếu trên 50 tuổi. Gần đây có nhiều ca mắc ugn thư dạ dày khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhiều người với suy nghĩ sai lầm là nếu mắc ung thư mà động vào phẫu thuật sẽ khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Nhiều bệnh nhân khám sàng lọc khi biết mình bị ung thư đã từ chối điều trị, về nhà điều trị bằng thuốc nam, thời gian sau bệnh nặng hơn lại quay lại xin chữa trị. Theo các bác sĩ dùng thuốc nam, thuốc không có nguồn gốc rõ ràng để điều trị bệnh ung thư vô tình bỏ lỡ cơ hội khỏi bệnh ở gia đoạn sớm mà còn gặp những biến chứng do thuốc nam gây ra như suy gan, suy thận, khiến bệnh nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.

Bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và điều trị triệt căn thì có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Để phòng bệnh cần thay đổi thói quen:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường chất xơ, rau xanh trong bữa ăn, ăn chín, uống sôi
  • Vận động cơ thể thường xuyên, hợp lý với thể trạng
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về đung bừa bãi
  • Cân nặng nên ở mức bình thường, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì
  • Nếu có các dấu hiệu bệnh dạ dày giai đoạn nhẹ cũng nên đi khám và điều trị bệnh dứt điểm.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn