Nguyên nhân gây sưng và đau yết hầu

Hiện nay đau yết hầu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong đó chủ yếu là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc thay đổi thời tiết gây ra chứng viêm họng, tuy nhiên trong một số trường hợp thì tình trạng đau ở yết hầu kéo dài kèm theo sụt cân nhanh có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng.

Đau yết hầu và sưng là do đâu

1.Sưng đau yết hầu là do Viêm họng gây ra

Theo Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Phổ biến viêm họng có triệu chứng đặc trưng là yết hầu sưng to và đau ngoài ra còn có thể bị đau rát cổ họng, ho khan, đau đầu, sốt, nổi hạch, tuy nhiên viêm họng xảy ra do có nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm virus như adeno, rhino, cúm, sởi và các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu, hiện nay do thay đổi thời tiết và ô nhiễm môi trường, đặc biệt do thói quen uống nhiều nước đá và ăn thực phẩm kém vệ sinh, sử dụng các chất kích thích, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc biến chứng của trào ngược acid dạ dày.

2.Sưng đau yết hầu là do ung thư vòm họng gây ra

Có thể ung thư vòm họng là loại ung thư ác tính xuất hiện ở vòm họng phía sau với chỗ thắt vòm họng hoặc “ngách hầu” do virus epstein-barr gây ra thì bệnh thường tiến triển nhanh có nguy cơ gây tử vong cao.

Tuy nhiên ung thư vòm họng cũng như các loại ung thư khác và thường có triệu chứng rất mơ hồ rất dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của viêm họng mạn tính, bệnh nhân thường phát hiện khi bệnh đã tiến triển nặng, có một số triệu chứng phổ biến của ung thư vòm họng gồm:

  • Yết hầu bị đau, sưng
  • Bị thay đổi giọng nói, khàn tiếng
  • Khó nuốt
  • Cơ thể bị sụt cân, thở khò khè
  • Đau bên tai

Để phân biệt ung thư vòm họng với viêm họng là do sụt cân nhanh và các triệu chứng nêu trên xảy ra giai dẳng không khỏi, chính vì vậy khi có các biểu hiện trên kéo dài trên 2 tuần mà vẫn chưa khỏi thì cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời.

Các dấu hiệu ung thư vòng họng

3.Vậy đau yết hầu điều trị bằng cách nào

Theo đó yết hầu được xem là cửa ngõ của đường hô hấp và đường tiêu hoá và có nhiều đường kinh mạch đi qua, do đó nó có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài.

Hiện nay trong quá trình xảy ra xung đột giữa các tác nhân bên ngoài và sức đề kháng thì có thể gây sưng và đau dưới yết hầu, như vậy nếu sức đề kháng tốt thì sẽ hết đau và ngược lại thì không chỉ yết hầu bị đau mà sức khỏe toàn trạng cũng bị ảnh hưởng, có một số bài thuốc Y Học Cổ Truyền sau có thể được ứng dụng để phục vụ điều trị:

3.1. Có thể điều trị đau ở yết hầu do các tác nhân bên ngoài

Theo bác sĩ tư vấn các bài thuốc được sử dụng cho những người gặp có triệu chứng đau, ngứa, khô rát, sưng đỏ vùng họng và khó nuốt hoặc nuốt nghẹn, sốt cao, khát nước và tình trạng bệnh có tính chất lây lan giữa người với người.

Cách sử dụng như: Trộn các nguyên liệu như: Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Hoàng cầm 12g, Ngưu bàng tử 12g, Thăng ma 12g, Cát cánh 12g, Cam thảo 10g, Nhân sâm 10g, Hoàng liên 08g với 7 miếng gừng tươi và 1200ml nước và sắc bỏ bã lấy 120ml chia làm 4 – 5 lần uống.

Còn đối với thuốc dạng nhai ngậm được điều chế bằng cách nhai,ngậm lấy nước và nhả bã 3 miếng xạ can, 3 lá hoắc hương và 1 miếng sinh khương, ngày thực hiện 4 – 5 lần.

3.2. Có thể điều trị đau ở yết hầu do sức đề kháng

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Hà NộiĐây là bài thuốc được sử dụng cho người bị mắc các triệu chứng sốt nhưng không sợ lạnh hoặc nóng, sưng đau họng, nóng rát họng, mệt mỏi, khát nước, táo bón, nước tiểu vàng, khó chịu vùng bụng.

Với cách sử dụng như: các vị thuốc Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g, Đại hoàng 20g, Cam thảo 20g đem sao chín hoặc sấy khô sau đó tán bột rồi trộn với Mang tiêu 20g tán mịn, uống 4 lần/ngày, mỗi lần 10g uống với nước Bạc hà diệp, tuỳ độ tuổi mà có liều lượng khác nhau.

Còn đối với thuốc dạng nhai ngậm được điều chế bằng cách nhai hoặc ngậm lấy nước và nhả bã 3 lá húng chanh, 3 miếng sơn đậu căn và chia ngày 5-6 lần.

XEM THÊM: TAPCHISUCKHOE.EDU.VN