Bệnh đau dây thần kinh chẩm thường gây những cơn đau bắt đầu từ nền sọ sau gáy, sau đó lan lên phía sau mắt và phía trước, sau, bên đầu. Cùng các Bác sĩ – Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm
Hỏi: Đau dây thần kinh chẩm là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Đau dây thần kinh chẩm là một là một tình trạng rối loạn đau đầu hiếm gặp. Dây thần kinh chẩm xuất phát từ đốt sống cổ thứ hai và thứ ba (C2,C3) đi lên chi phối da đầu vùng gáy. Tình trạng này xuất hiện khi cơn đau xuất phát từ vủng chẩm lan theo hướng đi và phân nhánh của dây thần kinh cùng tên. Dây thần kinh chẩm đi từ phần trên của đốt sống cổ lên đến vùng đầu của bạn.
Đau đầu vùng chẩm hay còn được gọi là đau đầu Arnold. Theo hiệp hội đau đầu quốc tế IHS (Internantional Headache Society), đau đầu vùng chẩm là những cơn đau kịch phát như dao đâm ở phần sau của hộp sọ tương ứng với đường đi và phân bố của các dây thần kinh chẩm lớn và bé, có thể một hoặc hai bên. Không giống như đau đầu hay đau nửa đầu, đau dây thần kinh chẩm có thể xuất hiện bất chợt, chẳng hạn như động tác chải đầu cũng có thể gây đau. Cơn đau cấp tính của đau dây thần kinh chẩm thường ngắn, đau nhói và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút.
Theo giải phẫu học, dây thần kinh chẩm có hai nhánh: nhánh lớn và nhánh nhỏ. Đa số trường hợp bị đau dây thần kinh chẩm là do tổn thương nhánh lớn, xuất phát từ đốt sống cổ C2. Tổn thương dây C2 hay đốt sống cổ, có thể gây đau dây thần kinh chẩm.
Vị trí đau điển hình là từ vùng ụ chẩm lan dọc lên phía đỉnh đầu thuộc đường đi và phân bố của các thần kinh chẩm lớn và thần kinh chẩm bé hoặc thần kinh chẩm thứ 3. Cơn đau thường khởi phát đột ngột, kéo dài khoảng 1-3 ngày và thường diễn ra một bên. IHS ước tính khoảng 5% dân số ở độ tuổi trưởng thành mắc chứng này.
Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh chẩm là do đâu thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Các Bác sĩ đầu ngành Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, đau dây thần kinh chẩm là một dạng đau đầu do chấn thương hay chèn ép thần kinh ở cổ. Chèn ép thần kinh có thể xảy ra khi cổ ở tư thế cong trong thời gian dài, hoặc do viêm khớp cổ và vai. Bệnh có thể có hoặc không có nguyên nhân gây ra (thứ phát hoặc nguyên phát). Bệnh gọi là thứ phát khi có liên quan đến một bệnh nền như: u, chấn thương, nhiễm trùng, bệnh hệ thống hoặc xuất huyết.
Tổn thương dây thần kinh chẩm là nguyên nhân chính yếu gây đau dây thần kinh chẩm. Những tổn thương đó thường là do:
- Tai nạn xe hơi và phần đầu va chạm mạnh vào phần đệm của ghế xe
- Gai đốt sống cổ trên (C1-C2)
- Biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đườngvà khối u (hiếm gặp)
- Dùng phương pháp trị liệu Chiropratic (Chiropratic Manipulate)
Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây thần kinh chẩm là gì?
Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh đau dây thần kinh chẩm là gì?
Trả lời:
Đặc điểm của những cơn đau là đi từ đau nhức bình thường lên đến đau dữ dội, đau có cảm giác rát bỏng, đau như điện giật; đau có thể theo cơn đột ngột hoặc thành nhịp, đau liên tục. Cơn đau sẽ lan dần theo đường phân bố của dây thần kinh, ra phía sau hoặc dọc theo bên đầu, thậm chí cơ đau có thể lan ra phía sau mắt.
Triệu chứng ban đầu của đau dây thần kinh chẩm là một cơn đau cấp tính và đột ngột khiến nhiều người lầm tưởng với triệu chứng của cơn đau nửa đầu. Đau dây thần kinh chẩm thường rất đau nhức và nhói buốt. Cơn đau cấp tình này chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút, nhưng vẫn còn đau khi ấn vào vùng có dây thần kinh chẩm trong một khoảng thời gian dài hơn. Bạn sẽ đau ở một bên đầu nhiều hơn là nửa bên còn lại.
Đau dây thần kinh chẩm thường không có các triệu chứng như chảy nước mắt hay đỏ mắt như các triệu chứng khởi phát ở các bệnh đau đầu khác. Không giống như bệnh đau đầu do căng cơ, đau dây thần kinh chẩm thường đau nhói nhiều hơn là đau âm ỉ.
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm?
Trả lời:
Liệu pháp dùng thuốc
Bao gồm các loại thuốc được sử dụng nhằm:
- Giảm đau
- Điều trị cục bộ
- Điều trị co giật (anticonvulsions)
- Thuốc chống suy nhược (antidepressants)
Hiện nay có một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh đau dây thần kinh chẩm như:
- Điều trị không can thiệp: Mục tiêu của phương pháp là giảm đau. Sử dụng các biện pháp như chườm ấm, nghỉ ngơi, vật lý trị liệu,…
- Phẫu thuật: Được sử dụng khi người bệnh xuất hiện những cơn đau dữ dội, kéo dài và không hiệu quả với các phương pháp điều trị không can thiệp nào.
- Phong bế thần kinh chẩm: Gây tê tại chỗ nhằm cắt đứt đường dẫn truyền những kích thích gây đau đi qua thần kinh chẩm.
Hỏi: Cần làm gì để phòng tránh bệnh đau dây thần kinh chẩm?
Trả lời:
Một lối sống lành manh, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cùng với việc tập luyện các bài tập vận động phù hợp cùng với các tư thế nằm đúng cách sẽ giúp cho bạn trong việc phòng chống bênh đau dây thần kinh chẩm.