Nguyên nhân và dấu hiệu lâm sàng bệnh Gout

Bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm bệnh cần được phòng tránh, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Bệnh khó điều trị dứt điểm nên bệnh gout là một thách thức đối với các Bác sĩ lâm sàng.

Nguyên nhân và dấu hiệu lâm sàng bệnh Gout

Nguyên nhân và dấu hiệu lâm sàng bệnh Gout

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout là căn bệnh nguy hiểm, ngoài ảnh hưởng đến xương khớp còn liên quan đến hệ thống thận tiết niệu. Vì vậy bệnh cần được phòng tránh, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Bệnh khởi phát cấp tính, tiến triển mạn tính và khó điều trị dứt điểm nên bệnh gout là một thách thức đối với các Bác sĩ lâm sàng.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Chia làm hai loại: gout nguyên phát và gout thứ phát

Nguyên phát: chưa rõ nguyên nhân, chế độ ăn thực phẩm có chứ nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm…được xem là làm tăng nặng thêm bệnh. Gặp 95% ở nam giới, độ tuổi thường gặp là từ 30 đến 60 tuổi.

Nguyên nhân thứ phát: một số hiếm các trường hợp là do rối loạn về gen. Ngoài ra có thể do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải uric hoặc cả hai, cụ thể:

  • Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm đột thanh lọc acid uric của cầu thận nói chung.
  • Các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp
  • Dùng thuốc lợi tiểu như Thiazid, Furosemid…
  • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính như: thuốc chống lao.
  • Các yếu tố nguy cơ của bệnh là tăng huyết áp, béo phì và hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu và sự đề kháng insulin, uống nhiều rượu.

Triệu chứng lâm sàng bệnh gout

Theo những tin tức Y tế mới nhất, cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 đến 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng nặng.

Điều kiện thuận lợi để phát bệnh nhiều khi không rõ ràng nhưng có thể xảy ra sau bữa ăn có nhiều thịt ( nhất là loại thịt có nhiều purin), rượu, sau xúc động mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương ( đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng các thuốc lợi tiểu như thiazid…

Trong cơn gút cấp: xuất hiện đột ngột ban đêm, bệnh nhân thức dậy vì đau khớp, thường là khớp bàn- ngón chân cái (60-70%): các khớp sưng to, đỏ, phù nề, căng bóng, nóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, va chạm nhẹ cũng rất đau, thay đổi thứ tự: bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khủy, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống. Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp. Ngoài khớp ra, túi thanh dịch, gân, bao khớp cũng có thể bị tổn thương.

Các dấu hiệu viêm có thể kéo dài nhiều ngày, thường từ 5-7 ngày rồi các dấu hiệu viêm giảm dần: đỡ đau, đỡ nề, bớt đỏ. Hết cơn, khớp trở lại hoàn toàn bình thường.

cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 đến 55

Cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 đến 55

Trong cơn gút cấp có thể có sốt vừa hoặc nhẹ, tăng tốc độ lắng hồng cầu, dịch khớp ( chỉ làm được ở khớp gối).

Cơn gút cấp dễ tái phát, khoảng cách có thể gần nhưng cũng có thể rất xa, có khi > 10 năm.

Bên cạnh thể điển hình, cũng có thể tối cấp với khớp viêm sưng tấy dữ dội, bệnh nhân đau nhiều nhưng cũng có thể gặp thể nhẹ, kín đáo, đau ít dễ bị bỏ qua.

Lắng đọng urat

Lắng động urat làm cho hình thành các hạt toophi dưới da và gây nên bệnh khớp mạn tính do urat:

  • Tôphi: thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gút đầu tiên mới xuất hiện nhưng cũng có khi xuất hiện sớm.
  • Bệnh khớp do urat: xuất hiện chậm. Khớp bị cứng, đau khi vận động và làm hạn chế vận động, khớp có thể sưng to vừa phải.
  • Biểu hiện về thận: urat lắng đọng rải rác ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản.
  • Sỏi thận: 10-20% các trường hợp gút, điều kiện thuận lợi là PH nước tiểu quá toan, nồng độ acid uric cao.
  • Tổn thương thận: lúc đầu chỉ có protein niệu, có thể có kèm theo hồng cầu, bạch cầu, dần dần diễn tiến đến suy thận.

Trong quá trình phát sinh bệnh có thể nhầm lẫn với các bệnh cơ xương khớp, vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh gút cần đến cơ sở y tế để khám và chẩn đoán chính xác bệnh.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn