Thoát vị bẹn là bệnh lý hay gặp nhất ở trẻ nhỏ, thoát vị bẹn không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cần phải được phát hiện và điều trị sớm để tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
- Sự thật về hiện tượng đau nhức cơ bắp sau khi tập Gym
- Chăm sóc trẻ bị quai bị
- Bế sản dịch sau sinh và những lưu ý
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn là gì?
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ bụng đi ra ngoài ổ phúc mạc qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng bên trong ổ bụng đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Thoát vị bẹn chiếm khoảng 80% trong tổng số các loại thoát vị, nam giới bị thoát vị gấp 7 đến 8 lần nữ giới.
Phân loại thoát vị bẹn:
- Phân loại theo nguyên nhân: thoát vị bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc là thoát vị chéo ngoài, thoát vị mắc phải do yếu cân cơ thành bụng.
- Phân loại theo vị trí giải phẫu: thoát vị bẹn chéo ngoài đa số là thoát vị bẩm sinh tạng chui ra ngoài hố bẹn ngoài vào ống phúc tinh mạc xuống bìu, thoát vị bẹn trực tiếp đa số là thoát vị bẹn mắc phải tạng đi ra ngoài qua hố bẹn giữa.
- Phân loại theo tiến triển có thoát bị chỏm, thoát vị kẽ, thoát vị bẹn-mu, thoát vị bẹn-bìu.
Triệu chứng lâm sàng thoát vị bẹn
Bằng mắt thường nhìn thấy khối phồng nằm trên nếp lằn bẹn, chạy dọc theo chiều của ống bẹn từ trước ra sau và từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Khối phồng thay đổi kích thước theo tư thế và khi làm các nghiệm pháp tăng áp lực ổ bụng như ho, rặn….
Kiểm tra bằng tay thì thấy có cảm giác lọc xọc nếu là thoát vị quai ruột, sờ cảm giác chắc nếu là thoát bị mạc nối, sờ vào không đau nếu không có biến chứng.
Đối với triệu chứng cơ năng thì bệnh nhân vào viện với lý do đau tức ở vùng bẹn bìu hoặc có khối phồng ở vùng bẹn bìu. Hoặc từ sau lúc sinh mới xuất hiện trong thời gian gần đây sau khuân vác nặng hay chạy nhảy nhiều có kèm theo triệu chứng táo bón, tiểu khó hoặc đại tiện ra máu.
Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ bụng đi ra ngoài ổ phúc mạc
Điều trị thoát vị bẹn
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, việc áp dụng trị ngoại khoa là biện pháp hiện nay được áp dụng. Tùy thuộc vào tình trạng tuổi và toàn trạng của bệnh nhân mà có chỉ định can thiệp ngoại khoa hay không. Và nếu có can thiệp thì phải xác định can thiệp vào thời điểm nào.
Đối với trẻ em dưới 1 tuổi thường sẽ theo dõi cho đến 1 tuổi mà không can thiệp bất kỳ thủ thuật nào. Trên 1 tuổi nếu khối thoát vị co hồi tốt sẽ không cần phẫu thuật nếu có biến chứng thì ngay lập tức phải mổ.
Đối với người trưởng thành thực hiện phẫu thuật ngoại khoa nhưng với người già yếu hoặc bệnh lý nội khoa nặng nề, không có chỉ định phẫu thuật được điều trị bằng băng treo bìu.
Đến nay, thoát vị bẹn không còn là bệnh lý nguy hiểm như trước đây nữa bởi khoa học công nghệ đã phát triển. Bệnh được phát hiện và điều trị sớm nên không để lại hậu quả nguy hiểm. Để phát hiện bệnh sớm cần thường xuyên theo dõi, đặc biệt trẻ nhỏ, trẻ nam vùng bẹn bìu phải thường xuyên theo dõi.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn