nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-nut-got-chan-tu-bac-si

Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh nứt gót chân từ Bác sĩ

Không chỉ da mặt, gót chân cũng là một vị trí dễ bị nứt nẻ gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Nếu không chữa kịp thời có thể sẽ gây viêm và nhiễm trùng. Vậy việc chữa trị và phòng ngừa nứt gót chân như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam sau đây.

nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-nut-got-chan-tu-bac-si

Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh nứt gót chân từ Bác sĩ

Hỏi: Thưa bác sĩ, nứt gót chân là gì ạ?

Trả lời:

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, thường gặp ở da khô và diễn tiến nặng hơn khi thời tiết hanh khô. Biểu hiện là gót chân bị bong tróc, nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi dễ dàng xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt. Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phải phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.

Hỏi: Thưa bác sĩ, nguyên nhân gây nứt gót chân là gì ạ?

Trả lời:

Nguyên nhân gây nứt gót chân rất đa dạng như da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật, sử dụng xà phòng có chất tẩy mạnh, nước tắm quá nóng, ngâm chân trong nước nóng quá lâu hoặc quá thường xuyên, dùng nhiệt độ cao sấy khô chân… làm lớp da bên ngoài chân dày lên và dễ khô nứt. Trong khi đó, áp lực kéo dài quá mức đối với phần gót chân phát sinh từ việc đi bộ hoặc đứng lâu, đặc biệt là trên sàn cứng. Người béo phì hay mang thai làm tăng áp lực đối với lớp mỡ bình thường dưới gót chân, làm cho nó “dạt” sang hai bên, khi đó nếu da không có độ dẻo dai và linh hoạt, áp lực có thể tạo ra vết nứt. Giày dép không có các miếng đệm hỗ trợ cho phần gót chân… khiến gót chân dễ bị nứt. Người mắc một số rối loạn hoặc các loại bệnh như suy giáp, vẩy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… cũng có thể dẫn đến nứt gót chân. Một số nguyên nhân khác là phụ nữ đi dép hở gót mỗi ngày hay không chăm sóc và duy trì vệ sinh chân đúng cách cũng tạo đà cho lớp da gót chân dày, chai, gặp khi trời hanh khô dễ bị nứt.

Hỏi: Thưa bác sĩ, nứt gót chân phải điều trị như thế nào ạ?

Trả lời:

Các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo cần phải chú ý điều trị nứt gót chân đúng cách để tránh viêm nhiễm.

Vệ sinh chân, gót chân sạch sẽ: Khi đã bị nứt gót chân, việc đầu tiên cần làm hàng ngày để chấm dứt tình trạng này là vệ sinh chân và gót chân sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc. Có nhiều cách làm sạch chân và gót chân nhưng bạn không nên sử dụng xà phòng hay nước tẩy rửa để làm việc này bởi nó sẽ làm gót chân bị nứt trở nên khô hơn và đau hơn. Có thể sử dụng nước muối loãng hoặc nước chè tươi loãng đun sôi để ấm là an toàn nhất để làm sạch những bụi bẩn bám ở chân và gót chân.

nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri-benh-nut-got-chan-tu-bac-si

Nứt gót chân phải điều trị như thế nào?

Bôi thuốc lên vết nứt: Sau khi đã làm sạch gót chân hãy tiến hành bôi thuốc nếu vết nứt nghiêm trọng và đau nhiều. Nếu vết nứt nhỏ bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như cám gạo, dầu dừa để bôi giúp gót chân dần mềm mại hơn.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm điều trị nứt gót chân, muốn hiệu quả cần phải kết hợp chăm sóc da với dùng kem chuyên trị nứt gót. Một sản phẩm tốt trước hết phải làm cho triệu chứng giảm đi một cách nhanh chóng, kết quả có thể thấy rõ sau 5 ngày sử dụng. Sản phẩm đó phải cùng lúc phát huy 3 tác dụng là tróc da, làm mềm và dưỡng ẩm cho da bằng cách hình thành một lớp bảo vệ để làm giảm đáng kể các triệu chứng da dày lên và nứt. Không tự ý bôi các loại mỡ kháng sinh hoặc thuốc không rõ nguồn gốc lên vết nứt khi chưa thăm khám và có ý kiến của bác sĩ.

Bảo vệ đôi chân phù hợp: Sau khi đã tiến hành các biện pháp chữa trị vết nứt gót chân thì hãy sắm cho mình dụng cụ bảo hộ lao động như đôi ủng hoặc những đôi giầy, dép cao vừa phải, rộng rãi và êm ái cho đôi chân của mình. Ngay cả khi bạn làm việc hay đến công sở thì bạn cũng cần phải lưu ý điều này bởi nếu bạn tiếp tục để gót chân bị bám bẩn thì tình trạng nứt nẻ sẽ càng nặng hơn.

Hỏi: Thưa bác sĩ, làm thế nào để phòng ngừa nứt gót chân ạ?

Trả lời:

Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày, uống nhiều nước hàng ngày, giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên, chế độ ăn uống khoa học, nên bổ sung thêm thực phẩm chứa kẽm và omega 3, không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân, không chà chân quá kỹ là những biện pháp giúp phòng ngừa nứt gót chân.

Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… thì nên đi khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.