Nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng là tổn thương lành tính niêm mạc miệng, má và đầu lưỡi thường gặp vào thời điểm mùa hè nóng bức. Nhiệt miệng thường gây đau đớn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc lót bên trong miệng, má, lợi và lưỡi khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện là những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, sưng nề đỏ, trên bề mặt niêm mạc phủ một lớp màu trắng gây đau đớn cho trẻ.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc di truyền dẫn đến suy giảm chức năng miễn dịch
  • Tổn thương niêm mạc miệng sau ngã, chấn thương: dẫn đến vết thương nhiễm trùng do một số loại virus như herpes, nấm candida gây loét miệng ở trẻ
  • Thiếu dinh dưỡng: Nhiệt miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ có chế độ ăn ít đa dạng gây thiếu sắt, kẽm, folic, vitamin nhóm B6, B12.
  • Trẻ nhiễm virus tay chân miệng

Triệu chứng nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

  • Trẻ sốt nhẹ 37,5 – 38 độ C
  • Trẻ mệt mỏi, ăn uống kém, gầy sút cân…
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, sưng nề đỏ…tại niệm mạc miệng, má, lưỡi.
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.
  • Trẻ đau miệng, bỏ bú, ti bình.
  • Trẻ biếng ăn, khóc thường xuyên, liên tục

Triệu chứng nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

Triệu chứng nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

Khi trẻ nhiệt miệng cha mẹ phải làm gì?

Bác sĩ tư vấn: Nhiệt miệng là tổn thương lành tính, hầu như không gây nguy hiểm cho trẻ. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên nhiệt mạng gây đau đớn và khó chịu cho trẻ.

  • Chăm sóc răng miệng sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng 3 – 4l/ ngày.
  • Sử dụng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đánh răng hàng ngày
  • Chế độ ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa: Cha mẹ nên chọn các thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, sữa, nước hoa quả ép. Cha mẹ nên tránh những thực phẩm cay, chua và mặn vì nó có thể khiến tổn thương nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước: Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tiêu hóa ở trẻ
  • Chia nhỏ nhiều bữa trong ngày: Trẻ nhiệt miệng thường biếng ăn vì vậy cha mẹ nên chia nhỏ nhiều bữa giúp trẻ cung cấp đủ lượng thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của cơ thể

Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em

  • Tránh và hạn chế các hoạt động gây tổn thương niêm mạc miệng đặc biệt khi đánh răng, ăn uống.
  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày: Giúp ngăn ngừa vi sinh vật gây viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng và lưỡi.
  • Tránh ăn các đồ ngọt, đồ uống có ga như bánh ngọt, coca, kẹo…
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, mặn như đồ ăn nhanh, mì tôm…

Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em

Phương pháp phòng ngừa nhiệt miệng ở trẻ em

Nhiệt miệng là một bênh lý lành tính, trẻ thường tự khỏi mà không cần dùng thuốc.Một trong những phương pháp phòng ngừa trẻ bị nhiệt miệng mà mẹ có thể làm ngay bây giờ đó là chế độ ăn đa dạng, cân bàng và  giàu dinh dưỡng, tăng cường các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn