Ban đỏ nhiễm khuẩn là tình trạng phát ban ngoài da ở trẻ em. Tuy lành tính nhưng có thể nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu, người bị rối loại máu hay phụ nữ mang thai.
Những điều bạn nhất định phải biết về bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Cùng các tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn (erythema infectious) là một bệnh truyền nhiễm dạng nhẹ, gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 – 14 tuổi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bệnh cũng thấy xuất hiện ở người trưởng thành và có thể gây nguy hiểm đặc biệt cho phụ nữ có thai.
Bệnh có thể bùng phát thành dịch do sự lây lan dễ dàng qua tiếp xúc với người bệnh. Vào cuối thế kỷ 19, bệnh này được xếp vào hàng thứ 5 về mức độ phổ biến đứng sau các bệnh sởi (measles), quai bị (mumps), sởi Đức (rubella), và thủy đậu (chickenpox). Vì thế, bệnh này đôi khi cũng được người phương Tây quen gọi là bệnh thứ năm (fifth disease).
Bệnh gây ra do một chủng virus gọi là pavovirus. Bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm trong giai đoạn đầu. Khi người bệnh đã nổi ban đỏ thì khả năng lây nhiễm hầu như không còn nữa. Vì thế, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh.
Các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường phát triển trong 4-14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Một số ít trường hợp không có bất kì triệu chứng nào trong vòng 21 ngày. Các triệu trứng thường gặp liên quan đến ban đỏ nhiễm khuẩn như:
– Nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C
– Đau họng, sổ mũi
– Nhức đầu
– Đau khớp và cứng khớp
– Đau bụng
– Phát ban ngoài hoặc phát ban trong cơ thể
– Cảm giác khó chịu
Trong điều kiện khắc nghiệt, khi không có sự chẩn đoán chữa trị kịp thời, bệnh nhân có biểu hiện da nhợt nhạt, khó thở, mệt mỏi hoặc ngất xỉu. Theo Bác sĩ tư vấn cho biết: Bệnh dễ lây nhất trong giai đoạn đầu. Phát ban đỏ nổi bật trên cả hai má là 1 đặc điểm bệnh này ở trẻ em mặc dù hầu hết người lớn sẽ không bị nổi mẩn đỏ trên má. Người ta nói rằng một khi đã có phát ban thì bệnh không còn lây nhiễm nữa.
Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Sau má thì phát ban còn có thể xuất hiện ở bụng, cánh tay, ngực và đùi nữa. Phát ban thường biến mất trong vòng 1-2 tuần.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 4 – 14 ngày. Trong giai đoạn đầu tiên này, bệnh nhân thường có sốt nhẹ và cảm giác mệt mỏi, uể oải. Sau đó, các triệu chứng sau đây xuất hiện:
- Hai gò má nổi lên những vùng đỏ, tương phản với một vùng tái nhợt xung quanh miệng. Vì thế, bệnh này còn được gọi là bệnh đỏ má (slapped cheek disease).
- Sốt.
- Da nổi đỏ từng vùng, phát triển từ 1 – 4 ngày sau khi má đã nổi đỏ. Các vùng da đỏ thường xuất hiện nhất ở tay, chân và đôi khi cũng nổi trên thân mình. Các đốm đỏ dần dần liên kết lại thành vùng hoặc thành từng mảng dài, nhất là trên tay, chân và thường nổi rõ hơn sau khi tắm nước nóng. Ban đỏ thường kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày rồi tự khỏi. Tuy nhiên, ban có thể xuất hiện trở lại nếu da bị kích thích, hoặc phơi ra trực tiếp dưới ánh nắng, hoặc một số tác nhân khác như luyện tập thể lực, tắm, hay căng thẳng tâm lý…
- Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, có thể có đau khớp.
Theo đó, những phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn như sau:
Không có thuốc đặc trị cho bệnh này. Do đó, việc điều trị chủ yếu là theo dõi và kiểm soát các triệu chứng.
Dùng paracetamol hoặc aspirin với liều thích hợp để làm giảm nhẹ các triệu chứng.
- Kem bôi da calamin (có chứa oxid kẽm) có thể giúp giảm ngứa trên da.
- Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.
- Ban đỏ nhiễm khuẩn rất ít khi gây ra các biến chứng, nhưng nếu người bệnh có kèm theo các rối loạn về máu, bao gồm các chứng thiếu máu như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu máu Địa Trung Hải… bệnh có thể sẽ gây thiếu máu nghiêm trọng.
- Bệnh hiếm thấy ở người trưởng thành, nhưng thỉnh thoảng có thể có những trường hợp nghiêm trọng. Nếu phụ nữ mắc bệnh này trong thời gian mang thai, trong một số rất ít trường hợp có thể dẫn đến sẩy thai. Trong một số trường hợp, bệnh có thể gây đau khớp, viêm khớp.
- Bệnh thường tự khỏi và không để lại di chứng, mặc dù các vùng ban đỏ có thể nổi trở lại nhiều lần sau đó khi có các kích thích trên da hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng… Tuy nhiên, sau một lần mắc bệnh thì người bệnh thường có khả năng miễn nhiễm lâu dài, rất hiếm khi mắc bệnh lần nữa.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn
Để giảm nguy cơ lây lan của bệnh vi-rút này cần làm như sau:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.
– Sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt khăn giấy đã sử dụng đi ngay lấp tức.
– Cố gắng tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể tránh khỏi vi khuẩn và vi-rút
– Nếu con đã nhiễm bệnh thì bạn nên để con ở nhà trong giai đoạn đầu. Khi có phát ban thì bệnh sẽ không lây lan nữa.
– Phụ nữ có thai hay những người lo ngại bị mắc bệnh có thể làm xét nghiệm máu xem bạn có miễn nhiễm hay không.
Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn