Phẫu thuật thay khớp háng ngày càng trở nên phổ biến nhưng để kéo dài tuổi thọ của khớp háng cũng như tránh những biến chứng sau phẫu thuật thì không phải ai cũng biết.
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư
- Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiền đình
- Khám phá 7 lợi ích dinh dưỡng tuyệt vời từ khoai tây
Cấu tạo của khớp háng nhân tạo
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, một khớp háng nhân tạo gồm có hai phần:
- Ổ cối (Cup), là phần gắn chặt vào khung chậu
- Phần chỏm nối với phần chuôi, gắn chặt vào xương đùi.
Tùy thuộc vào từng bệnh nhân, có người sẽ được lắp cả ổ cối và phần chỏm, có người chỉ thay phần ổ cối hoặc có người chỉ cần thay phần chỏm. Khớp háng nhân tạo có biên độ vận động hạn chế hơn so với khớp háng thông thường, do đó khi vận động quá tầm sẽ gây trật khớp háng. Ngoài ra, hệ thống cơ, dây chằng, bao khớp cũng đóng vai trò quan trọng trong vận động của khớp háng. Thời gian đầu sau mổ, vì đau và sợ, bệnh nhân không vận động khớp háng nên làm teo cơ vùng mông và vùng đùi, càng làm khớp háng dễ bị trật.
Những điều bệnh nhân cần biết sau khi thay khớp háng
Những điều bệnh nhân sau thay khớp háng nên tránh
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, để đảm bảo không trật khớp háng trở lại bệnh nhân cần tránh những điều sau từ ngay sau mổ đến suốt đời:
- Không ngồi xổm, không ngồi bồn cầu, ghế thấp
- Không khép chân mổ vượt quá đường giữa
- Không cúi người, gập người ra trước quá 90o
- Không ngồi khoanh chân
- Không xoay khớp háng vào trong quá 30o
- Không chơi các môn thể thao phải xoay người đột ngột: đá cầu, đá bóng, chơi cầu lông…
Bệnh nhân thay khớp háng không ngồi xổm, không ngồi bồn cầu, ghế thấp
Những điều bệnh nhân nên làm
- Ngồi ghế cao
- Đặt gối ở đường giữa khi nằm
- Tập vận động sớm, tốt nhất là từ ngay ngày đầu sau mổ. Hiện tại, ở Việt Nam đã có một số bệnh viện làm tốt trong lĩnh vực giảm đau sau mổ kèm theo tập phục hồi chức năng sớm nên bệnh nhân không bị teo cơ, cứng khớp mà có thể đi lại ngay khi ra viện
- Đặt chân chạm đất sớm để chân lấy lại cảm giác nhưng chỉ được tỷ trọng lực cơ thể hoàn toàn từ tháng thứ 6
- Thông thường những bệnh nhân thay khớp háng là người già nên để phòng tránh ngã gây trật khớp háng lại, nên cho bệnh nhân đi bằng khung
- Trong trường hợp cấu trúc xương của bệnh nhân không tốt, việc chân dài, chân ngắn sau mổ thay khớp háng là điều không tránh khỏi. Khi độ lệch 2 chân từ 2 cm trở lên, bệnh nhân cần sử dụng thêm lót dày để đảm bảo trục cơ thể
- Nên làm phòng ở cho bệnh nhân sau thay khớp háng ở tầng 1, hạn chế việc phải leo cầu thang.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp bạn đọc hiểu hơn về những điều cần lưu ý khi thay khớp háng nhân tạo.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn