Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong nhóm bệnh tạo của hệ thống miễn dịch, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống và cả tính mạng của người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh lupus ban đỏ hệ thống không có nguyên nhân đặc hiệu nào cả . Tuy nhiên có một số yếu tố kích hoạt từ môi trường xung quanh và một số yếu tố gen liên quan

  • Yếu tố từ môi trường: các loại thuốc (như một số thuốc chống trầm cảm và kháng sinh), trầm cảm nặng, phơi nắng( tia UV), hoóc môn( estrogen), và viêm nhiễm.
  • Có thể do nhiễm khuẩn (virus và vi khuẩn),
  • Lupus do thuốc gây ra là tình trạng phản ứng thuốc
  • Lupus ban đỏ hệ thống có thể do gen di truyền
  • Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trẻ, tỷ lệ nam/nữ: 1/8.
  • Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi 25 – 45.

Các thể bệnh

  • Thể cấp: Tổn thương nhiều nội tạng và nặng, tiến triển nhanh và tử vong sau vài tháng do các thương tổn ở thận, thần kinh, phổi nhiễm khuẩn.
  • Thể mạn: Ít tổn thương nội tạng, biểu hiện ngoài da nhẹ, tiến triển chậm, tiên lượng tốt.
  • Thể bán cấp: Tiến triển từng đợt, ngày càng nặng dần. Bệnh nặng thêm nếu có thai, nhiễm khuẩn, chấn thương, phẫu thuật, Stress, lạm dụng thuốc. Thường tử vong vì các biến chứng ở thận, thần kinh, nhiễm khuẩn. Thời gian sống trung bình 5 – 10 năm.
  • Hội chứng Sharp: Là thể bệnh hỗn hợp giữa Lupút và xơ cứng bì, có các dấu viêm đa khớp, hội chứng Raynaud, ngón tay sưng to hình khúc dồi lợn, xơ hẹp thực quản, viêm đa cơ. Do ít biểu hiện nội tạng nên tiên lượng tốt hơn và nhạy cảm với Steroid.

bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh

Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ

Khởi phát

  • Đa số bắt đầu từ từ, tăng dần: sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau khớp hoặc viêm khớp giống như viêm khớp dạng thấp.
  • Một số trường hợp khởi phát nhanh, các triệu chứng đầy đủ ngay giai đoạn đầu.
  • Có khi bệnh xuất hiện sau những nguyên nhân thuận lợi: nhiễm trùng, chấn thương, Stress, dùng các thuốc có thể gây Lupus.

Tổn thương nhiều cơ quan.

  • Toàn thân: Sốt dai dẳng kéo dài, cơ thể mệt mỏi, gầy sút.
  • Cơ xương khớp: Đau, viêm, hoại tử xương, biến dạng khớp, loạn dưỡng cơ.
  • Da niêm mạc: Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt, ban dạng đĩa ở ngoài da, xạm da do nắng, loét niêm mạc miệng, mũi, rụng tóc, viêm mao mạch dưới da.
  • Máu và cơ quan tạo máu: Thiếu máu kéo dài, chảy máu dưới da, lách to, hạch to.
  • Thần kinh tâm thần: Rối loạn tâm thần, động kinh.
  • Tuần hoàn, hô hấp: Tràn dịch màng tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, hội chứng Raynaud, tràn dịch màng phổi, viêm phổi kẽ, viêm tắc động mạch, tĩnh mạch.
  • Thận, gan: Protein niệu, rối loạn chức năng gan, xơ gan cổ trướng.
  • Mắt: Tắc tuyến lệ (hội chứng Sjogren) viêm võng mạc, viêm kết mạc.

Dinh dưỡng với bệnh lupus ban đỏ

Thực phẩm cần thiết

  • Tăng cường thực phẩm chứa vitamin B6: các loại ngũ cốc, bánh mì, đậu xanh, chuối quả, gia cầm, gạo…  Vitamin B6 sẽ giúp phục hồi sửa chữa các tổn thương do bệnh lupus ban đỏ gây ra tránh làm tổn thương tới thận, gan, đường tiêu hóa.
  • Tăng cường vitamin C giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường
  • Protein: Đây là chất giúp tạo năng lượng cơ thể
  • Tăng cường rau xanh có chứa vitamin, nước, chất xơ tốt cho hệ đường ruột cũng như ổn định cơ môi trường sống của cơ thể.

Thực phẩm cần tránh

  • Kiêng chất kích thích: Người bị bệnh lupus ban đỏ tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,… Các chất này có thể làm hệ miễn dịch suy giảm làm bệnh nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều cholesterol có trong nội tạng động vật.
  • Hạn chế chất béo: Các các loại chất béo như mỡ động vật, thực phẩm chiên rán,…
  • Theo chia sẻ của các Dược sĩ Đại học, bệnh nhân mắc bệnh Lupus ban đỏ nên thực hiện chế độ ăn giảm muối nếu có vấn đề về tim mạch
  • Giảm đạm khi chức năng gan thận giảm

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh lupus ban đỏ.

Lê Trinh – tapchisuckhoe.edu.vn