Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xuất hiện sau khi ăn uống thực phẩm ôi thôi, không rõ nguồn gốc. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Chấn thương thận tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
- Tác hại từ việc lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ em
Những điều cần biết về ngộ độc thực phẩm
Dưới đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng do ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do độc tố của các vi sinh vật như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể bắt đầu sau vài giờ ăn uống thực phẩm ô nhiễm như buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc tiêu chảy.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Bác sĩ tư vấn: Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các loại ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Buồn nôn, nôn
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
- Tiêu chảy kéo dài, phân nhầy máu mũi
- Đau tức bụng, đầy trướng và khó tiêu
- Sốt nhẹ khoảng 37,5 – 38 độ C
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, hoặc chúng có thể bắt đầu vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau đó. Bệnh do ngộ độc thực phẩm thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây hãy đến trung tâm y tế gần nhất khám và điều trị
- Nôn thường xuyên gây mất nước và điện giải
- Nôn ra máu
- Tiêu chảy kéo dài trên ba ngày
- Đau quặn bụng dữ dội
- Sốt cao trên 38 độ
- Có các dấu hiệu hoặc triệu chứng mất nước như: Khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, hoa mặt hoặc chóng mặt, cơ thể mệt mỏi và suy nhược
- Các triệu chứng thần kinh như mắt mờ, không tỉnh táo,trương lực cơ yếu…
Những người có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm
Việc bạn có bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm hay không phụ thuộc vào vi sinh vật gây bệnh, lượng tiếp xúc, tuổi và sức khỏe của bạn. Các nhóm nguy cơ cao bao gồm:
- Người cao tuổi: Khi cơ thể già đi, hệ thống miễn dịch có thể không đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với các sinh vật truyền nhiễm như khi còn trẻ.
- Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, những thay đổi trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Phản ứng của cơ thể có thể nghiêm trọng hơn khi mang thai.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ.
- Người mắc bệnh mạn tính: Bệnh tiểu đường, các bệnh về gan, hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư làm suy giảm miễn dịch
Những người có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm
Các phương pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi xử lý hoặc chuẩn bị thức ăn. Sử dụng nước xà phòng nóng để rửa dụng cụ, thớt và các bề mặt khác mà bạn sử dụng.
- Giữ thực phẩm sống tách biệt với thực phẩm đã chế biến: Khi mua sắm, chuẩn bị thức ăn hoặc lưu trữ thực phẩm, hãy để thịt sống, thịt gia cầm, cá và động vật có vỏ tránh xa các thực phẩm khác.
- Nấu thực phẩm với nhiệt độ phù hợp: Bạn có thể tiêu diệt các sinh vật gây hại trong hầu hết các loại thực phẩm bằng cách nấu chúng ở nhiệt độ phù hợp.
- Nếu bạn không chắc chắn thực phẩm đã được chuẩn bị, phục vụ hoặc lưu trữ an toàn hãy loại bỏ nó. Thực phẩm để ở nhiệt độ phòng quá lâu có thể chứa vi khuẩn hoặc độc tố không thể bị phá hủy bằng nhiệt độ cao.
- Ngộ độc thực phẩm đặc biệt nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng đối với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và thai nhi, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Những người này nên thận trọng hơn bằng cách tránh các loại thực phẩm sau:
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn