nhung-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-viem-da-day

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày

Chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày đúng cách là biện pháp điều trị không dùng thuốc nhưng có thể giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống.

nhung-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-viem-da-day

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày

Theo chia sẻ của các chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì bệnh viêm dạ dày rất phổ biến là bệnh thường gặp trong dân số chung, tuy nhiên bệnh thường gặp nhiều hơn ở những người lạm dụng bia rượu, những người hay sử dụng thuốc giảm đau. Biểu hiện bệnh thông thường là đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, nhiều lúc bệnh chỉ biểu hiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua nên nhiều người không chú ý. Về lâu dài, nếu như bệnh viêm dạ dày không điều trị đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày là bệnh gì?

Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột hoặc kéo dài. Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt nếu như điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thẻ dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Các dấu hiệu, triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày là: ăn mất ngon, buồn nôn và ói mửa, đau bụng vùng trên, đầy hơi sau khi ăn. Ngoài các triệu chứng thường gặp trên thì bạn có thẻ gặp các triệu chứng khác như ôn ra máu hay đi cầu phân đen. Đó là biến chứng xuất huyết tiêu hóa của bệnh do niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến chảy máu.

Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày?

Nguyên nhân thường gặp của viêm dạ dày là:

+ Dùng một số loại thước như thuốc kháng viêm không chứa steroid hay aspirin

+ Lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích như cafein…

+ Nhiễm trùng dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc nguyên nhân do rối loạn hệ miễn dịch, trào ngược dạ dày thực quản.

Cách chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày

Chế độ ăn uống:

Trước tiên, bệnh nhân cần được chăm sóc về dinh dưỡng tức là điều chỉnh thói quen ăn uống đúng giờ giấc, ăn loại thức ăn phù hợp.

Viêc ăn uống đúng nhằm tránh tăng tiết, hạn chế ống tiêu hóa phải hoạt động. Nếu bệnh nhân đang bị đau, cần cho ăn thức ăn mềm lỏng như cháo, súp, sữa… Thức ăn giàu vitamin, protein, chất béo hòa tan như thịt, cá biển, trái cây, rau củ… hạn chế thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, món cứng khó tiêu, và những món nhiều gia vị như đồ nướng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nếu bệnh nhân đau nhiều ở vùng thược vị, có thể chườm ấm cho bệnh nhân để giúp bệnh nhân giảm đau, dễ chịu.

Sau cơn đau có thể ăn uống bình thường như không dùng các loại thực phẩm cay, chứa nhiều acid, chất kích thích như ớt, trà, thuốc lá, cà phê, tiêu, đồ chua. Nên ăn nhiều bữa trong ngày. Ngoài những bữa ăn chính có thể ăn những bữa ăn phụ như sữa, bánh ngọt, trái cây để đảm bảo dạ dày không bị trống. Mỗi bữa nên ăn từng ít một. Không ăn no quá và cũng không để bụng đói. Không ăn thức ăn quá nóng sẽ làm niêm mạc dạ dày bị sung huyết cũng như không ăn thức ăn quá lạnh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày tiết dịch vị.

nhung-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-viem-da-day

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày

Người bệnh cần được cho uống nhiều nước lọc, mỗi ngày uống từ 2-3 lít nước. Vì nước được coi là loại thuốc hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng nhất. Sử dụng các loại thức ăn có tính thấm hút có thể thấm được dịch vị acid dạ dày như bánh mì.

Chăm sóc tâm lý

Stress, áp lực công việc, sinh hoạt thất thường đều là nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do đó cần có một chế dộ chăm sóc tâm lý, sinh hoạt điều độ hợp lý, tránh bệnh lập đi lặp lại nhiều lần.

Người bệnh cần có một tâm trạng thoải mái và giúp cơ thể mau khỏe mạnh thì không thể thiếu vai trò của những người xung quanh, những người thân trong gia đình:

Động viên, quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ những công việc mà người bệnh cần.

Khuyên người bệnh nên giữ tâm trạng lạc quan, thoải mái, vui vẻ.

Cung cấp cho bệnh nhân những kiến thức để phòng ngừa cũng như chăm sóc, điều trị bệnh viêm dạ dày từ đó giúp người bệnh kiên trì điều trị hạn chế được những biến chứng xảy ra.

Tạo môi trường sinh hoạt phù hợp nhẹ nhàng, vui tươi, tránh tạo căng thẳng trong học tập, làm việc, trong gia đình.

Để chữa và phòng tránh bệnh viêm dạ dày không khó để tìm ra giải pháp, người bệnh cũng như thân nhân cần xác định và hiểu rõ về các biện pháp đang áp dụng để có những điều chỉnh hợp lý cho từng giai đoạn. Thự hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ. Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn.

Viêm dạ dày là bệnh lý cấp và mãn tính, điều trị bệnh là một quá trình dài hạn. Kết quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác từ phía bệnh nhân và gia đình. Chính sự hiểu biết về bệnh là một trong những biện pháp điều trị không dùng thuốc đơn giản, hiệu quả nhưng có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.