nhung-luu-y-khi-hut-thong-duong-ho-hap

Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp

Hút đàm nhớt là làm sạch và thông đường hô hấp của bệnh nhân. Nếu thực hiện kỹ thuật không đứng có thể gây tai biến nguy hiểm cho người bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tổn thương niêm mạc đường hô hấp hoặc có thể gây ngưng thở.

nhung-luu-y-khi-hut-thong-duong-ho-hap

Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp

Chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hút thông đường hô hấp cho bệnh nhân là kỹ thuật đưa ống thông vào đường hô hấp hút dịch, dờm dãi hoặc các chất làm tắc nghẽn đường thở, khai thông đường thở cho bệnh nhân. Đường hô hấp được chia làm hai phần: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Làm sạch đường hô hấp trên là làm sạch mũi, miệng, họng. Hút trong khí quản nhằm làm sạch dịch xuất tiết ở khí quản và phế quản và kích thích phản xạ ho. Đối với kỹ thuật hút thông đường hô hấp, đặc biệt là hút thông đường hô hấp dưới đều phải áp dụng kỹ thuật vô khuẩn không được đưa vi sinh vật vào trong đường thanh quản, khí quản, phế quản. Hút thông đường hô hấp dưới thường được tiến hành ở những bệnh nhân chăm sóc đặc biệt và do do người diều dưỡng có chuyên khoa hoặc có kinh nghiệm thực hiện.

Khi nào người bệnh cần được hút đàm nhớt?

+ Người bệnh nhiều đàm nhớt khong tự khạc ra được.

+ Người bệnh có đặt nội khí quản, mở khí quản.

+ Trẻ sơ sinh, hôn mê, động kinh, co giật.

Mục đích của hút thông đường hô hấp.

+ Làm sạch dịch xuất tiết để thông đường hô hấp.

+ Lấy dịch xuất tiết để chẩn đoán.

+ Hút sâu để kích thích ho.

+ Tạo thuận lợi cho sự trao đổi khí.

+ Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Những điểm cần lưu ý khi hút thông đường hô hấp:

Đưa ống sâu đến khi người bệnh có phản xạ ho là được, không nên đưa quá sâu vì kích thích người bệnh.

Hút thông đường hô hấp dưới có thể làm chậm nhịp tim và có thể ngưng tim vì vậy cần phải theo dõi người bệnh trong suốt thời gian hút.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Đưa ống thông vào đúng vị trí, đúng giai đoạn hít vào.

Trong lúc ống hút đang di chuyển vào không thực hiện hút.

Người bệnh nằm đầu ngửa tối đa thuận lợi cho việc hút.

Nên tăng nồng độ oxy lên 100% trong 3 phút đầu và sau khi hút  để bồi toàn lại lượng khí đã mất trong quá trình hút.

Thời gian hút mỗi lần không quá 15 giây. Tổng thời gian hút không quá 5 phút.

Hút thông đường hô hấp dưới dễ kích thích dây thần kinh X nên cần phải theo dõi sát người bệnh.

Kỹ thuật hút phải nhẹ nhàng. Đưa ống hút vào đúng vị trí rồi mới hút.

Nếu đờm quá đặc không hút được thì có thể bơm 4-5 ml dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% trước khi thực hiện kỹ thuật hút thông đường hô hấp. Dùng ống hút riêng biệt: một ống cho đường hô hấp trên và một ống cho đường hô hấp dưới.

Chọn lựa cỡ ống hút và áp lực hút phù hợp với từng lứa tuổi.

nhung-luu-y-khi-hut-thong-duong-ho-hap

Những lưu ý khi hút thông đường hô hấp

Những tai biến có thể xảy ra trong quá trình hút thông đường hô hấp:

  1. Tổn thương niêm mạc- chảy máu khí, phế quản: Do kỹ thuật hút thô bạo, do không thực hiện đủ, đúng các bước của quy trình hút thông đường hô hấp, đặc biệt hay gặp chảy máu đường hô hấp dưới, áp lực máy hút cao, người bệnh rối loạn đông máu. Ống nội khí quản, mở khí quản tuột ra ngoài, hoặc vào quá sâu.

Xử trí: điều chỉnh lại áp lực máy hút và thao tác kỹ thuật. Báo bác sĩ xử lý.

  1. Kích thích gây nôn nguy cơ hít sặc vào phổi

Xử trí: ngưng hút, nghiêng đầu người bệnh, lau sạch mũi miệng người bệnh. Cho người bệnh nằm đầu cao 30-45 độ.

  1. Thiếu oxy, giảm oxy máu: do thời gian hút quá lâu hoặc không tăng oxy lên 100% trong 3 phút trước khi hút. Bệnh nhân đang phải thở vì PEEP cao.

Xử trí: ngưng hút, tăng oxy lên 100%. Theo dõi sắc mặt của bệnh nhân, SpO2 báo bác sĩ để xử trí kịp thời. Điều chỉnh lại thời gian hút hợp lý nếu cần hút lại sau đó.

  1. Nhiễm trùng: là biến chứng hay gặp nhất do không tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn.

Xử trí: điều chỉnh lại việc thực hiện đúng nguyên tắc vô khuẩn theo đúng quy trình.

  1. Tăng áp lực nội sợ: do người bệnh kích thích vật vã nhiều hoặc kỹ thuật hút thô bạo.

Xử trí: điều chỉnh kỹ thuật của điều dưỡng. Thực hiện kỹ thuật hút nhẹ nhàng, có kế hoạch an thần tốt cho người bệnh trước khi hút.

  1. Các biến chứng khác: co thắt thanh quản, nhịp chậm phản xạ, loạn nhịp tim…

Xử trí: ngưng hút, cho thở oxy theo chỉ định. Theo dõi sắc mặt, SpO2 của người bệnh trong suốt quá trình hút. Báo bác sĩ khi có tai biến xảy ra để xử trí kịp thời.

Kỹ thuật hút thông đường hô hấp là một kỹ thuật chuyên môn đòi hỏi người thực hiện phải tuân thủ một quy trình vô khuẩn khép kín. Ghi nhớ những điểm lưu ý và biết cách đề phòng tai biến cũng như cách xử trí các tai biến có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đóng vai trò quan trọng công tác chăm sóc người bệnh và đảm bảo sự an toàn của họ.