Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, nếu bắt buộc phải truyền dịch tĩnh mạch thì người bệnh nên thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu sốc phản vệ.
Những tai biến có thể xảy ra khi truyền dịch
Việc tiêm truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải phải xác định được bệnh nhân có biểu hiện bệnh gì và cần truyền phải truyền dịch không? Trong trường hợp bặt buộc phải truyền, thì bác sĩ sẽ phải tính toán lỹ lượng truền vào bao nhiêu, thời gian dịch chảy như thế nào. Việc tự ý truyền sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên bổ sung bằng đường miệng là cách bồi phụ tốt nhất.
Những tai biến, biến cố và cách xử trí
- Tắc kim: khi đâm trúng vào tĩnh mạch máu chảy vào trong bơm tiêm nhưng bị đông lại ngay ở đầu mũi kim gây tắc kim tiêm không bơm thuốc vào được. Nếu dịch không chảy ra, thuốc không vào được cở thể bệnh nhân có thể nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân đặc biệt là trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhân nặng.
+ Xử trí: nhanh chóng rút kim ra là thay kim mới.
- Phồng nơi tiêm: khi đâm tiêm vào trúng tĩnh mạch máu trào vào bơm tiêm nhưng khi bơm thuốc vào thì lại phồng lên vì mũi vát của kim nằm nửa trong nửa ngoài tĩnh mạch (xuyên mạch) hoặc bị bỡ tĩnh mạch.
+ Xử trí: điều chỉnh lại mũi kim. Khi tiêm xong dặn bệnh nhân chườm ấm để chỗ máu tụ hoặc thuốc tan nhanh.
- Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất: có thể do dịch, do những yếu tố gây sốc của dây truền dịch,do tốc độ truyền quá nhanh hoặc do bệnh nhân sợ hãi. Triệu chứng: bệnh nhân đang truyền thấy khó thở, rét run, vã mồ hi, sắc mặt tái nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.
+ Xử trí: ngưng truyền, ủ ấm ngay, xử trí theo phác đồớng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế, báo bác sĩ và động viên bệnh nhân
- Tắc mạch phổi: do để khí lọt vào thành mạch trong khi truyền dịch. Triệu chứng: bệnh nhân dau ngực đ ngột, dữ dội, khó thở, có thể tử vong nhanh chóng
+ Xử trí: cho bệnh nhân nằm đầu thấp ngay, xử trí triệu chứng suy hô hấp, suy tuần hoàn, báo bác sĩ.
- Đâm nhầm vào động mạch: khi đâm kim vào thấy máu trào ra nhiều, mạnh dù đã chặn tay tại vị trí đầu kim chắc chắn, gắn dây dịch vào thấy máu ồ ngược vào trong dây nhanh chóng.
+ Xử trí: rút kim ngay và băng ép chặt trong 5 – 15′.
- Phù phổi cấp: là tai biến nặng do truyền nhanh khố lượng lớn dịch truyền hoặc truyền với tốc độ nhanh ở bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim. Triệu chứng: bệnh nhân đau ngực dữ dội, khạc bọt hồng, sắc mặt tím tái, phổi nghe nhiều ran ẩm.
+ Xử trí: ngưng truyền ngay, cùng bác sĩ chuẩn bị phương tiện cấp cứu, garo tứ chi cứ 5 phút/lần, dùng lợi tiểu, trích máu nếu cần, xử trí tình trạng suy tim, suy hô hấp.
- Nhiễm khuẩn: do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn, có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virus, nhiễm HIV… Phát hiện: Sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm khuẩn nặng, cấy máu (+)… Đề phòng: đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn trong suốt quá trình tiêm truyền.
Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng cũng giống như không tuân thủ theo đúng quy trình truyền dịch tĩnh mạch, không theo dõi liên tục và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cấp cứu khi có tai biến xảy ra.