Với những người gặp rắc rối với một hàm răng không đều và mất tính thẩm mỹ thì niềng răng dường như là điều đầu tiên nghĩ đến. Vậy bạn biết niềng răng nên chú ý những điều gì?
- Đặc điểm nhận biết bệnh vảy nến
- Chảy máu cam – Nguyên nhân và cách xử trí
- Những lưu ý về chấn thương sai khớp khuỷu trong tập luyện
Niềng răng và những chú ý quan trọng không nên bỏ qua
Vậy có phải đối tượng nào cũng có thể niềng răng và cần chú ý những vấn đề gì khi niềng răng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Những đối tượng nào nên niềng răng?
Bác sĩ tư vấn: Với nhu cầu thẩm mỹ thì những đối tượng nên thực hiện niềng răng bao gồm:
- Răng mọc chen chúc: tình trạng răng mọc chen chúc có thể do thói quen xấu hoặc do gen di truyền khiến cho hàm răng của bạn không được thẳng hàng ngay lối như mong muốn.
- Răng hô: Đây là tình trạng răng mất thẩm mỹ rất phổ biến, răng hàm dưới phát triển quá mức so với hàm trên khiên răng hai hàm không chạm vào nhau khi khép miệng.
- Các trường hợp răng cắn lệch nhau: bao gồm tình trạng cắn sâu, cắn chéo, căn hở. Cắn sâu là do răng cửa hàm trên phủ quá mức răng cửa hàm dưới, cắn hở là tình trạng các răng không chạm vào nhau khi khớp cắn ở vị trí trung tâm, cắn chéo là tinh trạng răng dưới phủ bên ngoài và che lấp răng trên. Những tình trạng này gây mất thẩm mỹ cho mọi người và gây khó khăn trong hoạt động ăn uống
Trước khi niềng răng bạn cần đi đến các phòng khám nha khoa và kiểm tra tình trạng răng cũng như các bệnh lý đang có, các bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phương pháp và lựa chọn cho bạn phương pháp niềng răng hiệu quả và tiện lợi nhất
Những đối tượng nào nên niềng răng?
Các trường hợp không nên niềng răng
Một số trường hợp người bệnh không nên niềng răng đó là khi mắc các bệnh lý răng miệng như:
- Viêm nha chu: đây là bệnh lý xảy ra ở các tổ chức xung quanh răng như tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô nướu và các mô nâng đỡ của răng. Khi người bệnh mắc viêm nha chu thì răng có xu hướng yếu đi và không cố định, do vậy không nên niềng răng
- Răng giả, bọc sứ: Khi niềng răng người niềng sẽ phỉa mắc dụng cụ lên trên bề mặt răng để tạo lực kéo giúp răng ổn định ở vị trí mong muốn. Tuy nhiên khi bạn đã mang hàm răng giả hoặc răng bọc sứ thi9f răng đã có một độ bóng ở bên ngoài, do vậy độ bám dính của răng không còn tốt nữa, điều này ảnh hưởng đến kết quả niềng răng và thậm chí độ kéo không được như mong muốn có thể gây ra mất thẩm mỹ khi niềng.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân: một số bệnh lý như động kinh, tâm thần, các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, các bệnh lý ác tính như ung thư,… không nên niềng răng. Trong các bệnh lý này khi người bệnh thực hiện niềng răng có thể gây các biến chứng bệnh lý hoặc gây khó hồi phục vết thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và dinh dưỡng không đảm bảo. Bệnh nhân tim mạch hoặc mang các bệnh lý thần kinh có thể có các biến chứng khó thở, tăng nhịp tim hay thậm chí suy tim, các biến chứng dây thần kinh trong quá trình làm.
Các trường hợp không nên niềng răng
Nên niềng răng ở độ tuổi nào?
Việc niềng răng chỉ thực hiện khi bạn đã mọc hết răng vĩnh viễn và độ tuổi lý tưởng nhất để niềng trăng là giai đoạn từ 9-16 tuổi. Sở dĩ đây là giai đoạn niềng răng đạt hiệu quả cao nhất vì giai đoạn này xương hàm bắt đầu phát triển nhưng chưa hoàn thiện, việc căn chỉnh khi niềng răng sẽ dễ dàng và cùng với sự phát triển của khung xương hàm cho hiệu quả niềng cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên nếu bạn có nhu cầu niềng răng nhưng độ tuổi ngoài khung trên thì bạn vẫn có thể niềng được, tuy nhiên thời gian niềng sẽ lâu hơn và hiệu quả niềng cũng sẽ không được tối ưu như trong độ tuổi 9-16 tuổi.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn