Nhiều phụ nữ khi mang thai đã phải khổ sở vì tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên ốm nghén là biểu hiện hoàn toàn bình thường của các bà bầu trong thai kỳ.
- Những điều cần biết về thời gian phục hồi sau sinh của phụ nữ
- Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
Ốm nghén và những điều cần biết
Tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng ốm nghén ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Những chia sẻ ở bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách nhẹ nhàng hơn nhé!
Những dấu hiệu biểu hiện của ốm nghén
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có những mẹ bầu cơn ốm nghén chỉ thoáng qua, nhẹ nhàng. Tuy nhiên có nhiều người lại biểu hiện nghiêm trọng. Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng của ốm nghén khi mang thai:
- Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu
- Buồn nôn, nôn mửa, không ăn uống được
- Thèm ăn chua, thèm ăn một số thức ăn lạ…
- Mất nước, tiểu ít
- Cảm thấy sợ hoặc không thích, nhạy cảm với các mùi món ăn nào đó, thịt sống, rau củ chưa nấu, trái cây chưa chín…
Bác sĩ tư vấn: Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau.
Nguyên nhân gây ra ốm nghén ở bà bầu là gì?
Nhắc đến nguyên nhân ốm nghén, mọi người thường sẽ nghĩ đến sự thay đổi nội tiết tố do nồng độ hormone tăng cao khi mang thai.
Nguyên nhân gây ra ốm nghén ở bà bầu là gì?
Tuy nhiên, hormone thai kỳ không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến ốm nghén. Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến ốm nghén thai kỳ nên biết:
- Do hàm lượng hormon estrogen tăng cao: Mức estrogen tăng cao nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ nên 3 tháng đầu cũng sẽ là thời kỳ mà các triệu chứng ốm nghén diễn ra phổ biến nhất.
- Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) tăng cao sẽ dẫn đến các dấu hiệu ốm nghén như đau đầu, buồn nôn, nôn.
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống thiếu vitamin B6 cũng được coi là một nguyên nhân hàng đầu có khả năng dẫn đến ốm nghén.
- Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ sản xuất progesterone để bảo vệ tử cung nên mức tăng của hormone này cũng gây ra giảm sự di chuyển trong thực quản, ruột và dạ dày, dẫn đến biểu hiện buồn nôn.
Ốm nghén ảnh hưởng gì tới sức khỏe bà bầu?
Các triệu chứng ốm nghén thường sẽ giảm hẳn sau 3 tháng đầu của thai kỳ, tuy nhiên cũng có một số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng nghén rất nặng và kéo dài hơn bình thường. Nếu ốm nghén quá nặng, rối loạn tiêu hóa, nôn nhiều quá thì bà bầu sẽ bị suy nhược cơ thể, rối loạn nước và điện giải. Do vậy, nếu mẹ bầu thấy các dấu hiệu ốm nghén quá nặng thì nên thông báo với bác sĩ đang theo dõi thai để có hướng xử lý kịp thời.
Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ốm nghén?
Một số biện pháp bạn có thể áp dụng giúp giảm thiểu tình trạng ốm nghén như:
- Uống nước chanh pha, ngửi tinh dầu chanh hoặc vỏ chanh
Mẹ bầu chỉ cần uống 1 cốc nước mỗi giờ để giảm thiểu việc khó chịu và buồn nôn trong người. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho thai nhi, nên việc uống nhiều nước cũng rất có lợi cho cả hai. Hơn nữa, nước chanh giúp mẹ bầu át đi mùi khó chịu gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, vitamin C cũng rất tốt cho mẹ và bé.
- Nghỉ ngơi nhiều
Để tránh chóng mặt, mẹ bầu nên cố gắng rời giường từ từ vào buổi sáng. Nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh căng thẳng vì các triệu chứng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, lo lắng.
- Bổ sung vitamin B6. Tránh thực phẩm và mùi gây buồn nôn cho bạn.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng
- Vận động nhẹ nhàng
Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng ốm nghén?
Nếu mẹ bầu bị ốm nghén và cảm thấy khó chịu trong người, hãy đi bộ nhẹ nhàng một lúc. Điều này sẽ giúp tâm trạng của mẹ bầu tốt hơn do lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể bị giảm bớt đi.
Tốt nhất, mẹ bầu nên đi bộ ở những không gian thoáng, mở, nơi có không khí trong lành và nhiều cây xanh sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Luôn vui vẻ, lạc quan để giữ sức khỏe tinh thần tốt
- Ngoài ra, mẹ bầu nên đi khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ chăm sóc thai, bổ sung vi chất, làm đầy đủ các xét nghiệm, tiêm ngừa VAT, có kế hoạch tăng cường dinh dưỡng phù hợp với cơ địa và thể trạng, để bé có thể phát triển tốt nhất ngay từ những tháng đầu tiên.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp mẹ bầu và bé sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén một cách thoải mái nhất.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn