Phát ban mạn tính là bệnh gì?

Phát ban mạn tính là căn bệnh gây ra sự khó chịu, ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và cả các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh phát ban mạn tính là gì?

Tìm hiểu về bệnh phát ban mạn tính

Tìm hiểu về bệnh phát ban mạn tính

Tìm hiểu về bệnh phát ban mạn tính

Ban là những nốt đỏ, ngứa trên da do sự phản ứng của da. Ban có kích thước đa dạng, xuất hiện và mờ dần lặp đi lặp lại theo từng đợt phản ứng của da.

Nếu ban đỏ tồn tại trên 6 tuần và tái diễn thường xuyên trong hơn nhiều tháng hay nhiều năm thì tình trạng đó được gọi là phát ban mạn tính. Nguyên nhân phát ban mạn tính thường không rõ ràng. Đối với nhiều người cần sử dụng thuốc kháng Histamin và chống ngứa để làm dịu triệu chứng.

Nguyên nhân gây bệnh phát ban mạn tính là do đâu?

Tình trạng phát ban xuất hiện khi một số các tế bào nhất định phóng thích Histamin và những chất hóa học khác vào trong máu.

Theo chia sẻ của các bác sĩ tư vấn, nguyên nhân của phát ban mạn tính thường không thể nhận ra hay tại sao trong một số trường hợp các đợt phát ban cấp tính lại tồn tại trong thời gian dài. Nguyên nhân gây kích ứng da có thể gồm có:

  • Thuốc giảm đau
  • Bị côn trùng đốt hay nhiễm kí sinh trùng
  • Nhiễm trùng
  • Dạ bị xây xướt
  • Tiếp xúc với một trường nóng hay lạnh
  • Căng thẳng
  • Tiếp xúc với ánh nắng
  • Tập thể dục
  • Chất có cồn hay đồ ăn
  • Tăng áp lực đè ép lên da, chẳng hạn như thắt dây nịt eo quá chặt

Trong nhiều trường hợp, phát ban mạn tính có thể liên quan đến bệnh nền có sẵn của người bệnh, chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp, những bệnh hiếm, ung thư.

Triệu chứng thường gặp của bệnh phát ban mạn tính là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh phát ban mạn tính là gì?

Triệu chứng thường gặp của bệnh phát ban mạn tính là gì?

Triệu chứng của phát ban mạn tính bao gồm:

  • Những đợt ban màu đỏ hay màu da có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể
  • Ban có thể đa dạng về kích thước, thay đổi về hình dạng, nó xuất hiện và nhạt đi lặp đi lặp lại theo lại theo từng đợt phản ứng của da.
  • Ngứa: tình trạng ngứa có thể trở nên trầm trọng.
  • Sưng đau ở môi, mí mắt và bên trong họng

Các triệu chứng có xu hướng bùng phát khi tiếp xúc với các yếu tố như môi trường nóng, tập thể dục và căng thẳng.

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: các triệu chứng có xu hướng kéo dài trên trên 6 tuần và tái đi tái lại thường xuyên và theo một cách không thể đoán trước, đôi khi chúng có thể kéo dài nhiều tháng hoăc nhiều năm. Phát ban cấp tính xuất hiện đột ngột và biến mất chỉ trong một vài tuần ngắn.

Những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh phát ban mạn tính?

Bác sĩ có thể giời thiệu bạn cách điều trị triệu chứng bệnh bằng cách phương pháp điều trị tại nhà, chẳng hạn như các loại thuốc kháng Histamin không cần toa của bác sĩ. Nếu phương pháp điều trị tại nhà này thất bại, bạn hãy nói với bác sĩ để được kê toa thuốc hoặc là để được sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp để có thể đạt kết quả tốt nhất cho bạn.

Thuốc kháng Histamin

Việc sử dụng thuốc kháng Histamin theo chỉ dẫn của dược sĩ tư vấn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thuốc Histamin hông gây buồn ngủ hàng ngày có thể giúp ngăn các triệu chứng do việc phóng thích Histamin.

Nếu những thuốc kháng Histamin không gây buồn buồn ngủ không giúp ích được cho bạn, bác sĩ có thể tăng liều thuốc lên hoặc là có thể cho bạn dùng thử các loại thuốc kháng Histamin gây buồn ngủ và những loại thuốc này sẽ được dùng vào giờ bạn đi ngủ, chẳng hạn như hydroxyzine pamoate (Vistaril) and doxepin (Zonalon).

Nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú hoặc có bệnh lý mạn tính hay đang sử dụng những loại thuốc khác thì thì bạn cần thông báo với bác sĩ trước khi được cho sử dụng các thuốc này.

điều trị bệnh phát ban mạn tính

Cách điều trị bệnh phát ban mạn tính

Các loại thuốc khác

Bên cạnh đó, trang thông tin Y Dược cũng cập nhật một số loại thuốc dùng để chữa bệnh phát ban mãn tính được các chuyên gia sức khỏe chia sẻ như sau:

  • Thuốc chẹn thụ thể H2: Những thuốc này còn được gọi là những thuốc ức chế thụ thể H2, có thể dùng bằng đường tiêm hay đường uống.
  • Thuốc kháng viêm: các loại thuốc Corticosteroid dùng đường uống, có thể giúp giảm sưng, đỏ và ngứa. Thuốc này thường dùng loại có thời gian tác dụng ngắn để để điều trị trong trường hợp phát ban hay là sưng nghiêm trọng bởi vì loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Thuốc chống trầm cảm được sử dụng dưới dạng kem, giúp giảm ngứa. Thuốc này có thể gây cảm giác chóng mặt và buồn ngủ cho người sử dụng.
  • Các thuốc điều trị hen dùng chung với thuốc kháng Histamin: Các thuốc có liên quan đến hoạt động điều chỉnh Leukotrien có thể giúp ích khi được dùng chung với các thuốc Histamin. Chẳng hạn như, montelukast (Singulair) and zafirlukast (Accolate).
  • Thuốc kháng thể đơn dòng nhân tạo rất hiệu quả trong việc điều trị những trường hợp bị phát ban mạn tính khó trị. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm váo cơ thể người bệnh mỗi tháng.
  • Thuốc chống miễn dịch

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn