Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng

Thời tiết mùa hè nóng nực cũng gây nhiều bệnh về đường tiêu hóa nhất là rối loạn tiêu hóa nguyên nhân thường do nhiễm độc thức ăn, nhiễm trùng, thức ăn lạ hoặc thay đổi thời tiết.

Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng

Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng 

Nguyên nhân chính là chế độ ăn

Chế độ ăn uống là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa như:

  • Quá nhiều tinh bột, đường gây ra hiện tượng lên men, đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu
  • Dùng thuốc: kháng sinh không đúng chỉ định gây ra hiện tượng loạn khuẩn hệ tiêu hóa
  • Stress: căng thẳng thần kinh và yếu tố tâm lý của bản thân.
  • Nghén trong thời kỳ mang thai
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,…
  • Bảo quản thực phẩm không tốt trong mùa hè cũng gây rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu

  • Đau bụng

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, tùy từng cơ thể mà có các cơn đau bụng diễn ra ở mức khác nhau từ nhẹ đến nặng, đau quằn quại, đau thắt bụng. Người bệnh có thể đau nhẹ nhưng thành từng cơn. Cơn đau thường xuất hiện bên trái, phần bụng dưới hoặc các vị trí khác nhưng ít hơn thậm chí có thể đau lan ra sau lưng.

Triệu chứng đi kèm với đau bụng có thể là đầy hơi, chướng bụng, bụng căng phồng, ợ hơi, tức bụng,… một số khác có thể gặp đắng miệng, ợ chua, buồn nôn, hôi miệng,…

  • Nôn mửa, tiêu chảy, táo bón,…

Tiêu chảy: đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, thậm chí đi ngoài liên tục, người mệt mỏi mất nước.

Táo bón: phân khô thành cục, số lượng ít, 3-4 ngày mới đi 1 lần, đại tiện khó, đau, rát, ngồi rất lâu

Kiết lỵ: phân có máu, mót rặn, đau bụng đi ngoài nhưng không ra phân.

Nôn mửa: là tống thức ăn từ dạ dày qua miệng chứa cả dịch dạ này nên cảm giác chua miệng, đắng miệng, người mệt mỏi rất khó chịu.

  • Các biểu hiện khác

Nhiễm khuẩn: sốt, có thể sốt cao, môi khô lưỡi bẩn, mạch nhanh huyết áp hạ.

Mất nước, điện giải: khát nước, háo nước, da khô, nhăn nheo, mắt trũng, nếp véo da mất chậm, đái ít,…

Suy dinh dưỡng: nếu để tình trạng diễn ra dài ngày cơ thể xanh xao, vàng vọt, gầy nhanh, hấp thu thức ăn kém, da khô tróc vảy, tóc rụng, phù,…

  • Xét nghiệm

Xét nghiệm phân: vi khuẩn, sinh hóa, ký sinh trùng, ure, hematocrit, điện giải,..

Nhiễm độc thức ăn do Salmonella

Nhiễm độc thức ăn do Salmonella là nguyên nhân hay gặp nhất ở các nước nhiệt đới, kinh tế kém phát triển, dân trí thấp chủ yếu do nhiễm độc thức ăn.

Vi khuẩn salmonella có ở trong nước tiểu, phân của lợn, gà, chim, chuột, mèo, chó, vịt, ngan, trai, ốc, hến, cua, ghẹ, các loại cá và cả máu động vật. Ngoài ra người cũng mang vi khuẩn này có thể là nguồn lây cho những người khác.

Bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa: người lành ăn thức ăn chứa vi khuẩn salmonella ở động vật như các loại thịt, thịt sống, thịt tái, sữa, trứng gà, trứng vịt, sò, hến, ngao chưa chín,… các loại rau sống, hoa quả, nước chứa vi khuẩn salmonella bởi nước tiểu, phân người, súc vật.

Bệnh nhiễm độc thức ăn do salmonella hay gặp ở người già, trẻ em có sức đề kháng yếu hơn hoặc những người mắc bệnh dạ dày, người mắc bệnh suy giảm sức đề kháng.

Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Rối loạn tiêu hóa khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Cách nhận biết chứng rối loạn tiêu hóa

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, bệnh có khởi phát đột ngột hoặc từ từ nhưng ít gặp hơn sau khi nhiễm vi khuẩn khoảng 1 ngày.

  • Mức độ nhẹ: không sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng vài lần.
  • Mức độ vừa và nặng: sốt cao có lúc rét run, đau đầu, mỏi cơ, viêm dạ dày, đại tràng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, phân sống, thường gặp đi ngoài sau nôn. Bệnh nhân gặp tình trạng mất nước, điện giải: mắt trũng, môi khô, gầy sút, gương mặt hốc hác, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, thiểu niệu hoặc vô niệu, chướng bụng, với trẻ em khóc không có nước mắt,…

Với người khỏe mạnh bình thường sau 2-3 ngày sẽ tự khỏi, có trường hợp đi ngoài khoảng 1 tuần sẽ tự khỏi. Trường hợp nặng hơn gặp ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng, người già yếu sức khỏe kém, nhiễm khuẩn huyết có thể gây tử vong.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn