Đồng hồ sinh học (nhịp sinh học) đóng vai trò rất quan trọng đối với con người, hiểu biết về đồng hồ sinh học giúp cơ thể có những điều chỉnh về thói quen sinh hoạt để có một lối sống lành mạnh, tăng tuổi thọ
- Những điều cần biết về thời gian phục hồi sau sinh của phụ nữ
- Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
Sống lâu hơn nhờ hiểu biết về đồng hồ sinh học của cơ thể
Đồng hồ sinh học là gì?
Bác sĩ tư vấn: Đồng hồ sinh học của chúng ta kéo dài trong khoảng 24 giờ có nghĩa là gần như giống một ngày của chúng ta. Do vậy việc bạn nắm rõ về hoạt động của đồng hồ sinh học giúp cơ thể có một lối sống lành mạnh.
Dựa vào đồng hồ sinh học chúng ta có thể thấy thời gian để học tập và làm việc tốt nhất trong ngày là 14h30, 17h00 là giai đoạn tim mạch vận hành tốt nhất và cơ bắp khỏe nhất, do vậy bạn nên tập thể dục vào thời gian này để cho hiệu quả cao nhất, hay 21h00 là thời điểm melatonin bắt đầu tiết ra nên việc đi ngủ vào thời điểm này là hợp lí nhất để giấc ngủ đi sâu vào 2h00. Việc sử dụng thuốc cũng nên áp dụng theo đồng hồ sinh học để cho kết quả điều trị cao nhất, ví dụ khoảng 18h30 và 6h45 là những thời gian áp lực máu là cao nhất, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có khoảng 40% trường hợp đợt quỵ xảy ra vào sáng sớm. Do vậy những bệnh nhân dễ tăng huyết áp và đột quy nên uống thuốc vào trước các thời điểm này..
Những nguyên tắc giúp đồng hồ sinh học hoạt động đạt hiệu quả
Để đảm bảo sức khỏe bạn cần thiết nên duy trì thói quen sống và sinh hoạt theo nhịp sinh học.
Những nguyên tắc giúp đồng hồ sinh học hoạt động đạt hiệu quả
- Không nên bỏ bữa tối hoặc ăn tối quá muộn: Việc thay đổi thời điểm ăn uống khiến đồng hồ sinh học thay đổi, thời điểm ăn uống tốt nhất là lúc hệ tiêu hoát đnag tiến hành hoạt động, khả năng tiêu hóa thức ăn hiệu quả nhất. Ăn uống không điều độ là nguyên nhân khiến chúng ta có nguy cơ tăng cân, béo bì, dễ mắc các bệnh chuyển hóa cho dù tiêu thụ ít hay nhiều calo.
- Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên ăn tối quá muộn, việc dùng bữa tối quá muộn khiến cơ thể tích tụ các chất độc bởi sự đào thải của cơ thể sau ăn uống khoảng 4-5 giờ, nếu bạn ăn quá muộn thù quá trình đào thải này xảy ra muộn, đấy lại là lúc bạn đang trên giường ngủ nên thường sẽ không muốn dậy đi vệ sinh, do đó các chất độc tích tụ lại gây bệnh lý đặc biệt là sỏi thận và sỏi tiêt niệu
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Thói quen tập luyện rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Các nghiên cứu cho thấy những trường hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm 20% nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạchj và giảm gần 30% nguy cơ tử vong. Thời gian tập thể dục tốt nhất là vào sáng sớm (tốt cho đi bộ, chạy bộ và chỉ nên tập khi bắt đầu có ánh nắng và cây bắt đầu quang hợp, không nên tập quá sớm, thời gian tập gym tốt nhất là 17h00)
- Không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều: Việc sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều chính là nguyên nhân khiến tâm trạng của người sử dụng thay dổi dễ cáu gắt hay nóng giận, nặng hơn có thể dẫn đến bệnh trầm cảm nếu lạm dugj các thiêt bị này. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ánh sáng xanh từ điện thoại là nguyên nhân khiến Melatonin giảm tiết và làm tăng nguy cơ mất ngủ. Do vậy chỉ nên sử dụng các thiêt bị điện tử khi thật sự cần thiết.
- Những thói quen sinh hoạt không tốt chính là nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp sinh học và khiến con người mắc bệnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra có sự liên hệ chặt chẽ giữa việc phá vỡ nhịp sinh học và nguy cơ mắc ung thư ở người. Vì vậy con người cần đảm bảo nhịp sinh học hoạt động hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và tăng tuổi thọ cho con người.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn