Hệ thống hô hấp của cơ thể sẽ bị tác động từ bên ngoài, đặc biệt là sau khi luyện tập thể dục. Vậy khi luyện tập, hệ thống hô hấp bị ảnh hưởng ra sao?
- Làm sao để có thể phát hiện sớm ung thư túi mật?
- Bệnh nhân mắc bệnh quai bị cần kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng kem chống nắng
Sự ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể thao hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!
Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp
Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể, khi tập luyện thể dục thể thao cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2, chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành tập luyện thể dục thể thao trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấp thụ O2, từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp.
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng lượng, năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một quá trình O2 hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng O2 từ môi trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp.
Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi… trong đó phổi là nơi trao đổi khí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi hỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc bệnh.
Tác động của việc tập luyện thể dục thể thao đối với hệ thống hô hấp
Sau tập luyện thể dục, thể thao, chức năng hô hấp được cải thiện ra sao?
Bác sĩ tư vấn cho biết chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
– Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với lượng vận động lớn.
– Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2. Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích sống tăng lên.
– Tăng cường độ sâu hô hấp. Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên tĩnh khoảng 12-18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hô hấp sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ nét hơn trong khi vận động.
Sau tập luyện thể dục, thể thao, chức năng hô hấp được cải thiện ra sao?
Ngoài ra, do kết quả của tập luyện thể dục thể thao lâu dài đã cải thiện được chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn…) nâng cao năng lực nhả CO2 và hấp thụ O2 khi trao đổi khí, làm cho vận động viên khi hoạt động kịch liệt vẫn có thể phát huy chức năng của hệ hô hấp (ở người bình thường khó có thể đạt được).
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn