Táo mèo rất giàu vitamin A, K và C. Nó là loại quả chứa một nguồn giàu chất sắt, canxi, kali, flavonoid. và chất chống oxy hóa Nhờ vậy, táo mèo rất có lợi cho sức khỏe.
- 8 lợi ích sức khỏe ấn tượng của rau mùi tây
- Phát hiện sớm bệnh lý u nang buồng trứng
- Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ đối với bệnh nhân bị tiểu đường type 2
Tác dụng của táo mèo đối với sức khỏe con người
Đối tượng sử dụng:
- Nhóm đối tượng sử dụng khá rộng:
- Người bị bệnh mỡ máu, mỡ gan, người béo phì.
- Người bị nhóm bệnh tim mạch, huyết áp cao
- Người rối loạn tiêu hóa, khó tiêu đầy bụng
- Để phòng các bệnh có thể uống đều đặn sau khi ăn, nhất là sau khi uống rượu bia, ăn nhiều thịt mỡ.
- Trẻ em ăn uống không tiêu.
Tác dụng của táo mèo đối với sức khỏe con người
- Chữa chứng đầy bụng bằng táo mèo: lấy 30g táo mèo khô sắc lấy nước uống thay trà trong ngày, cần uống 2-3 ngày.
- Chữa rối loạn mỡ máu bằng táo mèo: Lấy 50g táo mèo thái phiến đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo. Sau đó, cho đường phèn vừa ngọt, chia vài lần ăn trong ngày.
- Trị huyết áp cao, phòng biến chứng bằng táo mèo: Bạn thực hiện sao đen 12g táo mèo, 9g hoa cúc trắng và 12g thảo huyết minh sau đó tán nhỏ để hãm với nước sôi trong bình khoảng 20 phút, uống thay trà trong ngày.
- Táo mèo giúp tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200g táo mèo, rửa sạch ngâm với 300ml rượu trắng (mỗi ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15 ml. Sau khi uống hết, táo mèo còn lại trộn với đường ăn dần.
- Chữa gan nhiễm mỡ bằng táo mèo: Mỗi ngày nên ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc với nước để uống.
- Táo mèo chữa huyết áp cao, mỡ máu cao: Dùng 15g táo mèo, 15g lá sen sắc uống thay trà trong ngày.
Một nghiên cứu mới cho hay táo mèo có tác dụng kháng khuẩn, cường tim làm giãn mạch vành, chống rối loạn tim, hạ áp, giúp bảo vệ tế bào gan, giúp tăng cường công năng miễn dịch, trấn tĩnh an thần, đồng thời ức chế ngưng tập tiểu cầu, điều chỉnh rối loạn lipit máu, huyết áp cao, phòng ngừa đau thắt ngực, béo phì, nhồi máu cơ tim,xơ vữa động mạch, viêm cầu thận cấp và mãn tính, hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích ruột, lỵ hay bị tiêu chảy…
Nếu bạn bị tiểu đường thay vì ăn táo đỏ bạn nên ăn táo mèo. Các Bác sĩ chuyên khoa biết táo mèo chứa ít đường và nhiều chất xơ hơn so với táo đó và được cho là giảm nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Nhớ là không gọt vỏ táo mèo để tận dụng hết những lợi ích của nó. Chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, làm cho vi khuẩn đường ruột thay đổi, ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ thực vật trong đường ruột; điều chỉnh đường huyết, giảm lipid máu, kiểm soát béo phì, loại bỏ thủy ngân, cadmium, asen, các chất có hại từ các nguồn bên ngoài. Ngày ngày bạn đều có thể ăn táo để giúp đường ruột khỏe mạnh.
Táo mèo rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Bài thuốc Đông Y trị bệnh từ táo mèo
Sử dụng táo mèo để trị huyết áp cao, phòng biến chứng: Bạn có thể áp dụng bài thuốc Nam sau đây: Sao đen 12g táo mèo, 12g thảo huyết minh, 9g hoa cúc trắng. Sau đó, bạn tán nhỏ hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút, có thể uống thay trà trong ngày.
Tăng cường khả năng tiêu hóa: Dùng 200gr táo mèo, rửa sạch, bỏ hạt ngâm với 300 ml rượu trắng (chú ý ngày lắc bình 1 lần). Sau một tuần đem ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml. Sau khi uống hết rượu, trái táo mèo còn lại trộn với đường kính ăn dần.
Chữa gan nhiễm mỡ bằng táo mèo: Mỗi ngày ăn 5-7 quả táo mèo, hoặc dùng 10-15 quả sắc nước uống. Táo mèo còn giúp chữa cao huyết áp, mỡ máu cao: Sử dụng 15gr táo mèo, lá sen 15gr sắc nước uống thay trà trong ngày.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn