Tăng axit uric máu không chỉ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh gút mà còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý thường gặp ở người, đặc biệt là người cao tuổi.
- Lồng ruột ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
- Hội chứng tắc ruột có phải là bệnh nguy hiểm không?
- Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em
Tăng axit uric máu và các triệu chứng bệnh Gout
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, ở người bình thường lượng axit uric trong máu ở khoảng 6mg% ở nam và 5mg% ở nữ. Tổng lượng axit uric trong toàn cơ thể là 100mg. Nguồn gốc axit từ thoái giáng các chất có nhân purin do thức ăn mang vào, thoái giáng các chất có nhân purin trong cơ thể, tổng hợp các purin theo đường nội sinh.
Nguyên nhân gây tăng lượng axit uric
Dựa vào các nguyên nhân gây tăng axit uric ta có thể chia ra:
- Tăng bẩm sinh: Bệnh Lesch-Nyhan: do thiếu men HGPT nên lượng axit uric tăng cao ngay từ nhỏ, bệnh có các biểu hiện về toàn thân, thần kinh, thận và khớp. Bệnh rất hiếm và rất nặng.
- Bệnh gút nguyên phát: Gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric. Đây là nguyên nhân chủ yếu của bệnh.
- Bệnh gút thứ phát: Axit uric trong cơ thể có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau: do ăn nhiều thức ăn có purin (gan, lòng, thịt cá, nấm, tôm cua) uống nhiều rượu.
- Do tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức trong bệnh đa hồng cầu, bạch huyết mạn tính thể tủy, Hodgkin, sacom hạch, đa u tủy xương hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh ác tính). Do giảm thải axit uric qua thận.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh Gout
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, nổi u cục (tô phi) là hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương sụn… Vị trí các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay và đốt ngón gần. Có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai và cột sống.
Tính chất: kích thước to nhỏ không đồng đều, từ vài mm đến vài cm đường kính lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không di động vì dính vào nền ở dưới, không đối xứng và không cân đối, ấn vào không đau. Được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
Viêm đa khớp: các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm ở bàn ngón chân và tay, đốt ở gần, cổ tay, gối, khuỷu, viêm có tính chất đối xứng, biểu hiện viêm thường nhẹ, không đau nhiều, diễn biến khá chậm. Các khớp háng vai và cột sống thường bị tổn thương.
Bệnh nhân mắc bệnh Gout khiến các khớp bị tổn thương và gây nhiều đau đớn
Những biểu hiện ở ngoài khớp
- Thận: Urat có thể lắng đọng ở thận dưới hình thức những cặn rải rác ở nhu mô thận, không thể hiện triệu chứng gì, chỉ phát hiện được qua cơ thể bệnh. Hoặc gây sỏi đường tiết niệu. Sỏi urat ít cản quang, chụp thường khó thấy. Sỏi thận sẽ dẫn đến viêm nhiễm suy thận. Thường quyết định tiên lượng của bệnh.
- Urat có thể lắng đọng ở một số cơ quan ngoài khớp như: gân, túi thanh dịch, có thể gây đứt gân hoặc chèn ép vào dây thần kinh (hội chứng đường hầm). Ngoài da và móng chân tay thành từng vùng và mảng dễ lầm với bệnh ngoài da khác (vẩy nến, nấm). Ở tim urat có thể lắng đọng ở màng ngoài tim, cơ tim, có cả van tim (hiếm).
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn