Táo bón là một trong những một vấn đề mà chúng ta hay gặp phải. Khi ăn uống không điều độ, hay mắc một vài bệnh lý cũng có thể gây ra táo bón.
- Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật
- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng men vi sinh
- Nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất
Táo bón và những lưu ý để phòng tránh chứng táo bón
Vì thế, các bác sĩ cho biết cần phải có những cách phòng ngừa táo bón để hạn chế những biến chứng do nó gây ra. Dưới đây là nội dung chi tiết.
Triệu chứng chứng tỏ bạn đang bị táo bón
Thông thường nếu không đi đại tiện thì không có nghĩa là bạn đang mắc chứng táo bón; nhưng nếu nhịn đi đại tiện dài thì sẽ dẫn tới tình trạng táo bón, khi đó sẽ có một số biểu hiện như: đi đại tiện sẽ có phân cứng, đau tức mỗi lần đi tiêu gây ra cảm giác khó chịu, căng thẳng. Nếu bị táo bón nặng, niêm mạc của trực tràng và ống hậu môn bị chầy xước gây chảy máu. Chứng táo bón không phải là bệnh, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới các biến chứng trầm trọng hơn như: đau bụng dữ dội, đi đại tiện có kèm theo máu do niêm mạc ruột bị tổn thương, gây rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân.
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là gì?
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Sau khi ăn, thức ăn sẽ được tiêu hóa trong dạ dày và ruột non, phần chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài qua đại tràng. Trong đại tràng sẽ có hoạt động tái hấp thu lại lượng nước trong chất cặn bã cho cơ thể, phần còn lại của cặn bã sẽ cô lại tạo thành phân và được đưa ra ngoài qua hậu môn. Tuy nhiên khi cơ thể thiếu nước, hoặc do rối loạn co thắt của ruột già thì phân càng ngày càng cô lại, trở nên cứng hơn gọi là chứng táo bón.
Một số người bị rối loạn chức năng sàn chậu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân như: cơ thể bị mất nước; trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu chất xơ trầm trọng, hay do thới quen nhịn đi đại tiện; hội chứng ruột kích thích; phụ nữ mang thai hay người ít vận động. Những nguyên nhân này cũng có thể dẫn tới tình trạng táo bón nếu không có sự cải thiện trong lối sống.
Một số nguyên nhân khác gây táo bón như: dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng; bị tắc nghẽn túi thừa; bị rối loạn nội tiết; dùng một số thuốc giảm đau, hay lợi tiểu…cũng gây ra táo bón.
Nguyên nhân sâu xa nữa là do bị tổn thương tủy sống, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ruột gây rối loạn trong quá trình tiêu hóa.
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón là gì?
Táo bọn có thể gây ra các biến chứng nào?
Thông thường sẽ không quá nghiêm trọng nếu như không bị táo bón kéo dài. Tuy nhiên nó sẽ gây ra rắc rối nếu như tình trạng này kéo dài, có thể chuyển biến sang các bệnh khác như:
– Táo bón kéo dài khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn, gây rách niêm mạc hậu môn, có thể dẫn tới vết nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ.
– Các mô ở cuối trực tràng có thẻ bị đẩy ra ngoài do táo bón dẫn ới tình trạng sa trực tràng, từ ống hậu môn chất nhầy sẽ tăng tiết.
– Khi lạm dụng thuốc nhuận tràng sẽ làm cho ruột bị xảy ra tình trạng phụ thuộc dẫn tới mắc phải hội chứng Lazy ruột. Ngoài ra còn làm cho việc hấp thu các vitamin trở nên kém hơn bình thường.
Phương pháp điều trị cho chứng táo bón
Hầu hết tình trạng táo bón sẽ được cải thiện nhờ thay đổi một chế độ ăn hợp lí như:
– Bổ sung ít nhất 20 – 35 gam chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày bằng cách ăn các loại đậu, ngũ cốc và hoa quả tươi và rau để giúp nhuận tràng tốt.
– Uống đủ nước, luyện tập thể dục thể thao để tăng cường nhu động ruột. – Luyện tập đi đại tiện thành thói quen, tránh tình trạng nhịn tiêu.
– Nếu tình trạng táo bón kéo dài cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc nhuận tràng như: Correctol, Dulcolax và Senokot.
– Nếu bị rối loạn chức năng sàn chậu thì sẽ phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
– Phụ nữ có thai bổ sung chất xơ có trong hoa quả, rau và ngũ cốc, kết hợp uống nhiều nước, luyện tập các bài tập nhẹ nhàng.
– Trong tình trạng xấu nhất, có thể sẽ được chỉ định cắt bỏ một đoạn trực tràng hoặc đại tràng.
Phương pháp điều trị cho chứng táo bón
Làm cách nào để không bị táo bón?
Để phòng tránh mắc phải chứng táo bón cần có lối sinh hoạt điều độ như:
– Uống ít nhất 2lit nước mỗi ngày, ăn bổ sung chất xơ ít nhất 20-30g/ngày
Hạn chế uống cà phê vì có thể gây mất nước.
– Rèn luyện cơ thể thường xuyên bằng các bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng để kích thích chức năng ruột như: đi bộ, đạp xe hay bơi lội
– Không được cố nhịn đi đại tiện, lên kế hoạch đi đại tiện một thời điểm nhất định trong ngày để tạo thói quen cho cơ thể.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ một cách cẩn thận khi dùng thuốc nhuận tràng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn