Những người có thời thơ ấu bị thấp tim, khi lớn lên còn để lại nhiều di chứng đặc biệt là các bệnh lý về van tim. Thực hư của lời đồn đoán này là như thế nào?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Thấp tim là bệnh như thế nào?
Thấp tim là bệnh lý ở trẻ em?
Bác sĩ tư vấn: Thấp tim được biết đến là một bệnh lý nhiễm trùng – nhiễm độc – miên dịch, chỉ với sự phân loại trên đủ để hình dung một căn bệnh phức tạp kết hợp rất nhiều các vấn đề khác nhau của các nhóm bệnh nguy hiểm.
Cụ thể, thấp tim xảy ra sau nhiễm trùng ( liên cầu Beta tan huyết nhóm A), biểu hiện bằng những tổn thương viêm trong hệ thống, quan trọng nhất kể đến là sự tổn thương tim, khớp và mạch máu:
- Thấp tim chỉ xảy ra sau khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan do liên cầu Beta tan huyết nhóm A. Mặc dù không phải tất cả trẻ bị viêm họng do vi khuẩn này đều bị thấp tim. Một số nhóm trẻ có nguy cơ cao hơn kể đến như: tuổi thiếu niên 9-12 tuổi, có cơ địa dị ứng ( chàm, hen phế quản, hay bị mày đay), gia đình có tiền sử thấp tim…
- Màng liên cầu Beta tan huyết nhóm A được cho rằng có tính chất kháng nguyên và cấu trúc hóa học giống với hệ thống tổ chức liên kết của cơ thể như: cơ tim, khớp, da, thần kinh. Nên khi có sự nhiễm khuẩn này, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại kháng nguyên tương ứng bằng cách kết hợp kháng nguyên – kháng thể để tiêu diệt kháng thể. Chính vì sự giống nhau đó, các kháng thể của cơ thể nhận dạng nhầm tổ chức cơ tim ( hay các tổ chức liên kết khác) là kháng nguyên nên cũng kết hợp với tổ chức cơ tim, tạo nên hiên tượng dị ứng ( viêm miễn dịch) tại tim. Lý giải cho yếu tố nhiễm trùng – miễn dịch.
- Mặt khác liên cầu khuẩn có giải phóng độc tố gây tan máu, do vậy trẻ thấp tim thường có da xanh tái – là một trong những biểu hiện của tình trạng nhiễm độc, thiếu máu.
Như vậy do là bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc – miễn dịch nên bệnh rất dễ tái phát, sau mỗi lần nhiễm liên cầu nguy cơ tái phát lại xảy ra, bệnh lần sau nặng hơn bệnh lần trước.
Thấp tim là bệnh của trẻ em, hay gặp nhất ở nhóm trẻ từ 9-12 tuổi, để lại các di chứng hở, hẹp van tim.
Thấp tim là bệnh lý ở trẻ em?
Bệnh thấp tim có những triệu chứng gì?
Thông thường các dấu hiệu của bệnh sẽ xảy ra sau 2-4 tuần hoặc lâu hơn nữa kể từ khi trẻ bị nhiễm liên cầu ở hầu họng. Các biểu hiện gợi ý bệnh kể đến như:
- Viêm khớp với các biểu hiện: Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động tại khớp. Viêm nhiều khớp: Khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối, khuỷu tay… Viêm còn tính chất di chuyển với đặc điểm khi khớp này đỡ viêm thì lại xuất hiện viêm ở khớp khác. Viêm tự khỏi mà không để lại di chứng gì, thời gian viêm mỗi khớp thường từ 3-7 ngày, những không bao giờ kéo dài quá 1 tháng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp biểu hiện viêm khớp không điển hình, thậm chí không có biểu hiện nên gây khó khăn cho chẩn đoán.
- Viêm cơ tim là tổn thương cơ bản nhất và luôn luôn có trong bệnh thấp tim. Tuy vậy việc chẩn đoán có viêm cơ tim hay không trên lâm sàng là rất khó xác định, nhất là trong trường hợp viêm tim nhẹ. Các biểu hiện của viêm cơ tim là: Đau ngực vùng trước tim, tim đập nhanh, loạn nhịp, tiếng tim bất thường, mệt mỏi, da xanh. Nếu viêm cơ tim nặng sẽ dẫn đến suy tim cấp và tử vong.Viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim, viêm tim toàn bộ là những tiến triển của bệnh gây ra những di chứng về van tim.
- Tổn thương ở da thường ít gặp, đôi khi có các hạt Meynet to bằng hạt ngô, cứng, không đau ở quanh khớp viêm hay ban vòng Lendoch – Leyer và hồng ban Besnier ở ngực, cổ, lưng… không đau không ngứa màu thay đổi theo nhiệt độ cơ thể.
- Biểu hiện thần kinh: Những đọng tác bất thường, tay quờ quạng, múa giật.
- Biểu hiện ở nơi khác như: Viêm cầu thận, viêm phổi, viêm gan, tổn thương mạch máu…
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn