Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu thường gặp hơn ở những trẻ đẻ non, sinh đôi, dinh dưỡng kém… thiếu máu làm cản trở phát triển của trẻ. Vậy thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin hay khối hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu so với giới hạn bình thường của lứa tuổi. Cụ thế chỉ số về hemoglobin trong xét nghiệm công thức máu có giá trị quan trọng trong chẩn đoán thiếu máu:

  • Trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi: Hb dưới 110g/l
  • Trẻ từ 6 tuổi tới 14 tuổi: Hb dưới 120g/l
  • Nam trưởng thành: Hb dưới 130g/l
  • Nữ trưởng thành: Hb dưới 120g/l
  • Nữ có thai: Hb dưới 110g/l.

Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu máu do thiếu dưỡng chất tạo máu, thiếu máu do mất máu cấp hoặc mất máu mạn kéo dài, thiếu máu do bệnh lý của cơ quan tạo máu… Trong đó thiếu máu do thiếu dưỡng chất cụ thể là do thiếu sắt là dạng thiếu máu rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi.

Bác sĩ tư vấn: Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin – chất trên bề mặt hồng cầu, có vai trò gắn kết với O2 và CO2 trong vận chuyển tới tế bào nên vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự sống. Lượng sắt trong cơ thể rất ít, ở trẻ sơ sinh có khoảng 250gr sắt, người trưởng thành có 3,5 – 4,0 g sắt. Tuy nhiên, nhờ cơ chế tái sử dụng sắt từ quá trình phân hủy hồng cầu già mà lượng sắt trong cơ thể được duy trì tương đối ổn định. Lượng cung cấp sắt từ bên ngoài được tính toán để bù lượng sắt mất đi qua phân, nước tiểu, mồ hôi hay mất máu. Nguồn cung cấp sắt cho cơ thể chủ yếu tới từ thức ăn. Nhu cầu sắt thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển:

  • Trẻ 3-12 tháng cần khoảng 0,7mg/ngày.
  • Trẻ 1-2 tuổi cần khoảng 1mg/ ngày
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên đến tuổi dậy thì cần khoảng 1,8 – 2,4 mg/ ngày
  • Người trưởng thành, trẻ em tuổi dậy thì cần khoảng 10mg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai là 15mg/ ngày

Nguyên nhân trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt là vì trẻ trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong khi lượng sắt dự trữ không đủ, chế độ dinh dưỡng thiếu sắt. Một số trẻ có thể gặp tình trạng hấp thu sắt kém do: tiêu chảy kéo dài, giảm độ toan dạ dày, hội chứng kém hấp thu. Hoặc do mất máu kéo dài gặp trọng: giun móc, giun mỏ, chảy máu cam, loét dạ dày… Cần đặc biệt chú ý các giai đoạn dưới 2 tuổi, tuổi dậy thì, hành kinh rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt nếu cung cấp không tăng.

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Thiếu máu do thiếu sắt là gì?

Nhận biết trẻ thiếu máu và cách chăm sóc                          

Các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu ở trẻ tương tự với chứng thiếu máu ở người trưởng thành: Da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, kém ăn, ngừng tăng cân, hay bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh nhiễm khuẩn…Xét nghiệm công thức máu giúp đánh giá vấn đề và mức độ của thiếu máu.

Thiếu máu là bệnh lý có thể phòng tránh được với các gợi ý sau:

  • Trong thời gian có thai, ,mẹ cần ăn chế độ ăn giàu sắt và bổ sung thêm chế phẩm chứa sắt và acid folic nến cần.
  • Thời gian nuôi con bú duy trì dinh dưỡng đảm bảo sắt qua sữa mẹ, khi trẻ ăn dặm có thể bổ sung nước hoa quả, thực phẩm giàu chất, giàu sắt.
  • Với trẻ đẻ non, sinh đôi cần tăng cường dinh dưỡng, có thể có chỉ định điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt từ tháng thứ 2.
  • Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, tiêu chảy…

Khi trẻ được dùng chế phẩm sắt, phân của trẻ có màu đen, xám và có thể có táo bón kèm theo. Nếu quá liều có thể gây nôn, ỉa lỏng cần báo lại để điều chỉnh liều.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn