Thuốc kháng sinh lợi ích và tác hại khi sử dụng

Thuốc kháng sinh là cái tên không còn quá xa lạ với tất cả mọi người. Loại thuốc quen mặt này xuất hiện trong điều trị nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp và có thể mua ở hầu hết mọi nhà thuốc. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về loại thuốc này? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lợi ích và nguy cơ mà nó mang lại đối với sức khỏe người bệnh.

Thuốc kháng sinh lợi ích và tác hại khi sử dụng
Thuốc kháng sinh lợi ích và tác hại khi sử dụng

Tìm hiểu về thuốc kháng sinh sau đây là chia sẽ dược sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết như sau:

Như thế nào được gọi là kháng sinh

Kháng sinh là những chất có khả năng kháng khuẩn, có nguồn gốc từ các chủng vi sinh vật như: nấm, Actinomycetes. Kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Ngày nay, kháng sinh còn được tạo ra bằng các biện pháp tổng hợp hoặc bán tổng hợp từ các chất hóa học.

Thuốc kháng sinh là gì

Thuốc kháng sinh là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý nhiễm trùng hay được kết hợp trong việc điều trị một số loại bệnh khác. Các loại thuốc kháng sinh được chế xuất dưới dạng thuốc uống viên nén, dạng lỏng được truyền hoặc tiêm vào cơ thể. Tùy theo nhu cầu của sức khỏe người bệnh  để lựa chọn các loại thuốc sử dụng mang đến hiệu quả .

Những loại thuốc kháng sinh và tác dụng

Thuốc kháng sinh chống khuẩn

  • Kháng sinh thuộc nhóm Beta-Lactam

Đại diện cho kháng sinh nhóm Beta-Lactam: Kháng sinh nhóm Penicilin, kháng sinh nhóm Cephalosporin. Ngoài ra còn có các loại kháng sinh khác như: nhóm Carbapenem, nhóm monobactam,…

Các loại kháng sinh Penicillin được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn não – màng não, viêm màng trong tim, viêm tai, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các phần mềm trong cơ thể,… Có tác dụng chống và ngăn ngừa các hiện tượng nhiễm trùng nhẹ do sự tấn công của các loại vi khuẩn khi cơ thể bị tổn thương.

Các loại kháng sinh nhóm Cephalosporin gồm 3 thế hệ: Cefalexin, Cefuroxim, Cefotaxim. Các loại kháng sinh có tác dụng chống các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn các mô mềm (tổn thương trên da có mủ hoặc không mủ) và được sử dụng để phòng hiện tượng nhiễm khuẩn trong và sau khi phẫu thuật. Các loại thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm màng trong tim, bệnh lậu, bệnh thương hàn,…

  • Kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Kháng sinh nhóm Aminoglycosid bao gồm các loại như: Kanamycin, Gentamicin, Amikacin, Tobramycin,…

Các loại kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gram âm, khuẩn tụ cầu, trực khuẩn lao. Thuốc Streptomycin thuộc nhóm này được dùng để điều trị bệnh lao. Ngoài ra, các kháng sinh còn lại có thể được kết hợp với một số loại khác để sử dụng cho những người có bệnh lý về: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trực khuẩn mủ xanh, viêm màng trong tim, viêm màng não,…

  • Kháng sinh nhóm Lincosamid

Nhóm kháng sinh bao gồm 2 loại thuốc chính là: Lincomycin – kháng sinh từ vi sinh vật tự nhiên, Clindamycin – kháng sinh được bào chế qua hình thức bán tổng hợp.

Các kháng sinh thuộc nhóm Lincosamid có chức năng chính là kìm khuẩn do sự ức chế tổng hợp của protein, protein của các vi sinh vật không thể phát triển hoặc hình thành khiến cho hoạt động của các vi sinh vật này bị ngưng trệ, mất khả năng sinh sôi và phát triển. Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho người bị nhiễm khuẩn nặng ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở xương khớp hay bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, còn có tác dụng phòng bệnh viêm màng trong tim, điều trị viêm phổi, áp xe phổi hay các bệnh liên quan đến đến viêm đường sinh dục ở nữ.

Trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh y dược
Trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh y dược
  • Kháng sinh nhóm Macrolid

Nhóm này có các  loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều như: Erythromycin, Spiramycin,…

Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn. Thường được sử dụng cho những loại bệnh đã sử dụng Penicillin nhưng không hiểu quả, vi khuẩn kháng lại Penicillin. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn khu vực mô mềm và da, nhiễm trùng răng miệng, viêm họng, viêm xoang,…

  • Kháng sinh nhóm Phoenix

Nhóm kháng sinh gồm 2 loại thuốc chính là: Cloramphenicol và Thiamphenicol.

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn Cơ chế tác dụng của nhóm này kìm hãm sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn khi ức chế khả năng tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh trưởng được. Các loại thuốc thuộc nhóm này được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm khuẩn ở khu vực mắt, tay, ngoài da và ở khu vực âm đạo nữ giới.

Ngoài ra, trên thị trường bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại kháng sinh khác nhau:  kháng sinh nhóm Tetracyclin – chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá, sốt rét, bệnh do Brucella; kháng sinh nhóm Quinolon sử dụng cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng toàn thân,…

Thuốc kháng sinh chống nấm

Các loại kháng sinh chống nấm thường được sử dụng: Nystatin, Ketoconazol, Griseophunvin,…

Các loại kháng sinh chống nấm có tác dụng diệt nấm kí sinh ở ngoài da và trong niêm mạc như nấm Candida, Trichophyton, Microsporum,… Điều trị một số bệnh nấm kí sinh ở khu vực móng tay, trên da, tóc, kẽ ngón tay, ngón chân,…