Alzheimer là một bệnh mất trí nhớ tiến triển, không hồi phục, không thể đảo ngược. Tìm hiểu nguyên nhân cách phòng tránh bệnh Alzheimer ở người cao tuổi.
- Tìm hiểu bệnh Parkinson ở người cao tuổi
- Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
- Tìm hiểu bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi
Năm 1906, bác sĩ tâm thần và thần kinh học người Đức Alois Alzheimer đã chỉ ra căn bệnh này không thể chữa được vì mang tính thoái hóa và gây tử vong để ghi công sự phát hiện này nên tên căn bệnh được đặt theo tên ông.
Bệnh Alzheimer do sự thoái hóa não nguyên phát nên nguyên nhân bệnh không rõ ràng và chưa có cách nào điều trị hết được. Nhưng nhìn chung có 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh như: tuổi tác, béo phì, hẹp động mạch, trình độ học vấn thấp, trầm cảm, huyết áp cao, suy nhược, thói quen hút thuốc, nồng độ homocysteine cao và tiểu đường loại 2.
Do bệnh Alzheimer là bệnh tiến triển từ từ và không đảo ngược, nên hiện nay phương pháp điều trị chính là điều trị theo triệu chứng bệnh theo các giai đoạn. Bệnh được phân chia thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu từ 2-4 năm: người bệnh có tính hay quên mọi thứ xung quanh như tên người bạn, đồ vật, mới làm đó mà quay qua không biết mình làm gì để đâu, hay sự việc mới xảy ra mà ai hỏi gì nói chưa từng biết….
Giai đoạn 2 thường từ 2-8 năm: trí nhớ ngày càng giảm dần, ngay cả tên người trong gia đình, họ hàng bà con cũng quên. Nhưng chuyện quá khứ thì lại nhớ, còn chuyện hiện tại mới xảy ra lại quên hoàn toàn, khó tập chung, đôi khi muốn nói điều gì đó nhưng lại không nhớ lời, chữ để diễn đạt, muốn xa lánh mọi người, trầm cảm.
Giai đoạn 3 kéo dài 2-3 năm: người bệnh trở nên lẫn trí và mất định hướng hay mất ngủ, không nhận ra người trong gia đình, trả lời sai các câu hỏi, không tự chủ trong việc đi đại tiểu tiện, mất ý thức trong quá trình giao tiếp, có lúc buồn buồn bơ vơ hoặc có khi nổi giận vô cớ,… Cuối cùng bệnh nhân nằm liệt giường và tử vong
Hiện nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa có thuốc điều trị mà chỉ có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh. Trong giai đoạn đầu và giai đoạn 2, nên áp dụng các phương pháp vật lí trị liệu cho não, người thân nên ở bên chăm sóc và chia sẻ khó khăn cùng người bệnh. Bện cạnh đó, bệnh nhân có thể không có khả năng tự ăn uống hay khó diễn đạt mong muốn nên người chăm sóc cần có tâm và chịu khó lắng nghe, nhẫn nại. Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3, sức khỏe cũng giảm dẫn đến người bệnh dễ dàng mắc các bệnh khác như suy dinh dưỡng, các vấn đề vệ sinh gây các bệnh về da, tóc, răng, hô hấp, nhiễm trùng mắt… nên người bệnh cần được chăm sóc đặt biệt, cẩn thận nhằm ngăn chặn các biến chứng của bệnh Alzheimer. Bên cạnh phương pháp điều trị không dùng thuốc, bạn có thể đến thăm khám bác sỹ để được tư vấn kê đơn một số thuốc để uống nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
Theo các bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Dược Sài Gòn Sau đây gợi ý một số phương pháp giúp phòng ngừa tiến triển của bệnh Alzheimer như sau:
1. Luôn để bộ não hoạt động
Những người luôn cố gắng ghi nhớ và hoạt động não bộ sẽ kích thích được trí não góp phần giảm nguy cơ mất trí. Bác sĩ tư vấn từ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn qua các biện pháp tăng cường hoạt động của não như:
- Đi học nâng cao học vấn bằng cách học một loại ngôn ngữ, hay một chuyên ngành yêu thích gì đó.
- Đọc sách báo thường xuyên.
- Chơi các trò chơi trí tuệ
- Tập thói quen viết nhật ký
2. Tập thể dục thể thao
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 60 phút mỗi ngày, một tuần nên tập ít nhất 3 ngày.
- Có thể tập các bộ môn bơi, nâng tạ, yoga giúp cân bằng trí não, tăng tuần hoàn não nhằm ngăn chặn sự thoái hóa não.
3. Giao tiếp xã hội
- Thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện viên hay thành viên một câu lạc bộ hay nhóm dưỡng sinh.
- Nên thường xuyên gặp gỡ giao lưu bạn bè, hàng xóm và những người xung quanh.
- Nên đi ra ngoài để tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều, khám phá nhiều điều mới hơn như cà phê, xem phim, đi du lịch,…
4. Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Người bệnh nên hạn chế lượng đường và carbohydrat như gạo, bột mì trắng, mì ống, kẹo, bánh quy,…Đặc biệt, bữa ăn nên tránh các loại dầu hydro hóa có thể gây viêm và tạo ra các gốc tự do có hại cho não. Do đó, không cho nên người cao tuổi ở nhà ăn thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn.
Ngoài việc hạn chế một số chất, trong bữa ăn cũng nên bổ sung nhiều omega-3 vì DHA trong các axit béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa Alzheimer và mất trí nhớ bằng cách giảm các mảng beta-amyloid. Đồng thời, chế độ dinh dưỡng giàu vitamin B12 và axit folic giúp tạo và duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh.
5. Ngủ đủ giấc.
Thiếu ngủ làm cho tâm trạng và tinh thần bạn bị suy giảm dễ dẫn đến phát triển bệnh Alzheimer. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng làm tăng mức beta-amyloid cao. Beta-amyloid là một loại protein làm tắc nghẽn não làm giấc ngủ không được sâu.
Nếu người cao tuổi trong nhà đang gặp tình trạng mất ngủ kéo dài, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện giấc ngủ như:
- Sau khi trở về nhà nên tạo cho mình cảm giác thư giãn về tinh thần và thể chất trước khi lên giường để có giấc ngủ ngon hơn
- Tập thể dục đều đặn hàng ngày, ít nhất khoảng 1 tiếng 1 ngày, tuần tập ít nhất 3 lần. Đặc biệt, không nên tập nhiều hay vận động mạnh sau 6 giờ tối.
- Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện hạn chế ánh sáng, tiếng ồn và duy trì nhiệt độ phòng phù hợp…
- Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn. Không nên sử dụng điện thoại hay máy tính trước khi đi ngủ.
- Không nên xem đồng hồ khi mất ngủ vì ngồi nhìn những phút chầm chậm trôi qua khiến ta khó trở lại giấc ngủ hơn nhiều.
- Thiết lập cho người lớn tuổi thói quen thư giãn trước khi đi ngủ như ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn. Tránh các hoạt động căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận về vấn đề khó khăn.
- Hạn chế uống nước trước khi ngủ để giảm thiểu đi tiểu ban đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
6. Kiểm soát căng thẳng.
Giải quyết cho xong công việc hằng ngày. Nếu việc chưa được giải quyết thì nên tạm gác qua một bên qua ngày mai tính tiếp không nên để bản thân quá áp lực và stress. Khi não bị căng thẳng và stress thì cơ thể sẽ bài tiết nhiều cortisol làm teo vùng hải mã của não, nơi đảm nhận việc xử lý trí nhớ và giúp não phát triển. Do đó, khi stress nhiều sẽ làm giảm trí nhớ dễ dẫn đến bệnh Alzheimer.
7. Sử dụng thuốc để ngăn tiến triển bệnh
Theo Hiệp hội Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã cấp phép lưu hành hai loại thuốc dùng để điều trị các triệu chứng liên quan đến bệnh Alzheimer’s, đó là:
Loai thứ nhất là chất ức chế Cholinesterase có công dụng giúp ngăn ngừa sự giảm hàm lượng acetylcholine, đây là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng cho quá trình ghi nhớ và học hỏi. Việc giữ cho nồng độ acetylcholine ở mức cao sẽ hỗ trợ ngăn chặn tiến triển của bệnh Alzheimer. Hiện nay, có ba loại thuốc nhóm này được cấp phép kê đơn đó là:
- Donepezil (Aricept) dùng điều trị trong tất cả các giai đoạn của bệnh Alzheimer’s.
- Rivastigmine (Exelon) dùng điều trị bệnh Alzheimer’s trong giai đoạn đầu và giai đoạn 2.
- Galantamine (Razadyne) dùng để điều trị bệnh Alzheimer’s trong giai đoạn đầu và giai đoạn 2.
Loại thứ 2 là Memantine (Namenda) giúp điều hòa hoạt động của glutamate, đây là chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến quá trình ghi nhớ và học hỏi. Loại thuốc này được cấp phép dùng để điều trị bệnh Alzheimer’s trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn