Bệnh viêm phổi thường gặp ở người cao tuổi do có sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp. Tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng ngừa viêm phổi ở người cao tuổi.
- Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
- Tìm hiểu bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh viêm phổi ở người già
Định nghĩa bệnh viêm phổi
Theo các bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Dược Sài Gòn bệnh viêm phổi ( Pneumonia) hay còn có tên gọi khác là bệnh viêm phổi mang tính tiếp xúc cộng đồng mắc phải ( Community – Acquired Pneumonia); bệnh viêm phổi khu trú hay viêm phế quản – phổi ( Broncho Pneumonia).
Đây là căn bệnh viêm nhiễm gây nên bởi các loại sinh vật gây bệnh, như vi khuẩn, virus, nấm và là căn bệnh có tỉ lệ người mắc rất cao, từ nhẹ đến nặng và có thể gây tử vong. Mức độ nặng nhẹ còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh viêm phổi
- Ho kèm theo đờm xanh hoặc đôi khi có máu
- Sốt ru rẩy
- Đau tức ngực nhất là khi thở sâu hay ho
- Thở gấp, thở nhanh và khó thở
- Ngoài ra, còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi và nếu là người già thường xuất hiện tình trạng lộn xộn, đờ đẫn
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi
Những người mắc bệnh viêm phổi thường khó thở hoặc thở nhanh kèm theo tiếng kêu khè khè. Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh như chụp X quang ngực, thử đàm để phát hiện ra sinh vật gây bệnh, sử dụng kĩ thuật thử test CBC để kiểm tra số lượng tế bào màu trắng, nếu cao là bị bệnh do vi khuẩn. Thử máu để kiểm tra hàm lượng o-xy, thử test bằng kĩ thuật thoracic CT, sử dụng kĩ thuật quét Scan v.v…
Nếu viêm phổi do vi khuẩn gây ra thì có thể dùng kháng sinh, còn do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng, cũng có trường hợp rất khó phát hiện giữa virus và vi khuẩn, trong trường hợp này người ta thường kê đơn kháng sinh.
Trường hợp mắc bệnh mạn tính, có các triệu chứng nguy hiểm hoặc có hàm lượng oxy trong máu thấp thì nên vào bệnh viện điều trị dùng kháng sinh liều cao hoặc áp dụng liệu pháp oxy.
Trong trường hợp điều trị ở nhà nên tăng cường uống nước để giúp cho việc thở dễ dàng, nghỉ ngơi và làm những việc nhẹ, sử dụng aspirin hoặc acetaminophen để giảm sốt, tuyệt đối không được dùng aspirin cho trẻ nhỏ. Kể cả người lớn lẫn trẻ em đều có thể đưa vào viện để điều trị, nhưng chỉ nên nhập viện trong các trường hợp sau:
- Có các dấu hiệu xấu về đường hô hấp
- Thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục
- Thở nhanh và đau ngực
- Ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có máu
- Đau ngực nhất là khi ho
- Ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sụt cân không rõ lí do
- Sức khỏe hệ miễn dịch suy yếu như người mắc bệnh HIV, sử dụng Steroid dài kì và những người đang trong giai đoạn sử dụng liệu pháp hóa trị liệu
Biến chứng của bệnh viêm phổi
Theo số liệu thống kê ở Việt Nam thì dung tích sống của phổi ở thanh niên có độ tuổi 25 là 38,2 lít, nhưng khi đến tuổi ngoài 60 thì giảm chỉ còn 27,5 lít
Hiện tượng này xảy ra là do giảm khả năng di động của lồng ngực và lực hô hấp cũng như khả năng lưu thông khí của phế quản và sự đàn hồi của màng phổi. Do có sự suy giảm về chức năng của phế quản thêm vào đó là sự suy giảm chức năng miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh nhất là tác nhân nhiễm trùng cho nên những người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phổi.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi
Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở người cao tuổi như sau:
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh tiêu tiểu, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.
Sử dụng nguồn nước sạch hàng ngày, luôn đảm bảo một ngày bổ sung đầy đủ từ 1,5 – 2 lít nước. Việc làm này không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn giúp đào thải những độc tố gây hại có nguy cơ phát bệnh viêm phổi
Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.
Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang, làm vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát nơi ở nhằm khử sạch vi khuẩn virus là mầm mống gây nên bệnh lý hô hấp nhiễm khuẩn tránh tiếp xúc với trường nhiều khói bụi độc hại
Người cao tuổi nên giữ gìn cơ thể đủ ấm theo tiêu chí ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, giữ ấm cổ, ngực, bàn chân bàn tay. Ngoài ra, chú ý không nên để bếp lò sưởi ấm trong nhà dễ gây viêm phổi. Về mùa hè, nên để điều hòa ở nhiệt độ thích hợp là 25oC, không nên để thấp quá gây chênh lệch môi trường bên ngoài dễ dẫn tới viêm họng, viêm phổi và gây đột quỵ ở người già.
Nên bổ sung dinh dưỡng phù hợp bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây tươi đảm bảo đầy đủ Vitamin A,C.E, canxi, khoáng chất, chất xơ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
Cần kiểm soát tốt các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim ,tiểu đường.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người già nên tiêm phòng vaccin như vaccin ngừa viêm phổi Pneumovax và Prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống virus Streptococcus pneumoniae rất tốt.
Vaccin cúm cũng có tác dụng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi virus cúm Influenza. Vaccin này được tiêm hàng năm vì virus liên tục phát triển.