Thông thường, viêm phế quản cấp tính chỉ diễn tiến trong vài ngày và khỏi hẳn nếu điều trị đúng cách. Vậy bạn có biết một số triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là gì?
- Làm sao để có thể phát hiện sớm ung thư túi mật?
- Bệnh nhân mắc bệnh quai bị cần kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
- Những lưu ý cần biết khi sử dụng kem chống nắng
Tìm hiểu các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm phế quản
Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết về bệnh viêm phế quản.
Bệnh viêm phế quản là bệnh gì?
Các bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Viêm phế quản là tổn thương gây ra bởi hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân gây tổn thương tế bào và mô lớp niêm mạc các ống phế quản (đường thở lớn và trung bình); đặc trưng bởi sự xâm nhập các tế bào viêm. Bệnh lý có thể diễn biến cấp tính hoặc mãn tính.
Trên lâm sàng hay gặp viêm phế quản tiến triển từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, do lạnh hay các vấn đề khác. Viêm phế quản cấp tính có thể khỏi sau vài ngày. Một số ít trường hợp triệu chứng ho có thể còn tiếp diễn trong một tuần dù tình trạng viêm đã tiến triển tốt.
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn viêm cấp tính. Viêm mạn này thường do điều trị viêm phế quản cấp tính không đúng cách; hoặc gặp phải những kích thích thường xuyên, ví dụ như bệnh nhân nghiện thuốc lá. Viêm phế quản mãn tính là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Mục tiêu điều trị viêm phế quản là điều trị làm giảm các triêu chứng như ho, khó thở; đồng thời không quên điều trị nguyên nhân và dự phòng biến chứng.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
Quá trình viêm thường đặc trưng bởi các triệu chứng: sưng, nóng, đỏ, đau và mất hoặc giảm chức năng. Đối với viêm phế quản, người bệnh thường biểu hiện một số triệu chứng trên lâm sàng như:
+ Ho: có thể ho khan nhưng thường là ho có đờm. Đờm có thể trong, hoặc có màu: màu trắng, màu vàng xám hoặc màu xanh lục.
+ Đau tức ngực, khó thở; tăng khi gắng sức.
+ Thở khò khè, thở rít.
+ Một số các triệu chứng không đặc trưng như: Sốt, mệt mỏi, cơn ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ bắp,…
Triệu chứng bệnh viêm phế quản
* Đối với viêm phế quản cấp tính
Thông thường viêm phế quản cấp tính chỉ diễn tiến trong vài ngày và khỏi hẳn nếu điều trị đúng cách. Triệu chứng của viêm cấp có thể pha tạp, thông thường triệu chứng ho là đặc trưng và kéo dài nhất. Đờm có thể không có hoặc có tạo đờm nhưng bị nuốt không khạc ra (trẻ nhỏ).
Viêm phế quản cấp tính lặp lại nhiều lần, kèm theo những yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, khói bụi, điều trị không đúng cách có thể làm bệnh tiến triển thành viêm phế quản mãn tính.
* Đối với viêm phế quản mãn tính
Bác sĩ tư vấn cho biết bệnh viêm phế quản mãn tính có thể khởi phát do một viêm cấp tính, số ít trường hợp không trải qua giai đoạn viêm cấp tính đầu tiên. Do thời gian tổn thương lâu dài, viêm mãn tính để lại những tổn thương đặc trưng khác biệt so với viêm phế quản cấp tính.
Theo thời gian kéo dài, hiện tượng viêm khiến các lớp màng ống phế quản dày lên, kết quả để lại sẹo ở phế quản, kèm theo sự xuất tiết chất nhờn quá mức trong lòng đường ống hô hấp. Triệu chứng của viêm phế quản mãn do đó cũng có sự khác biệt hơn so với giai đoạn cấp tính:
+ Ho nhiều hơn, đặc biệt trong thời tiết lạnh, mưa, ho nhiều vào buổi sáng.
+ Gặp phải những nhiễm trùng cơ hội như viêm long đường hô hấp trên, hoặc cảm lạnh, cúm.
+ Triệu chứng toàn thân xấu dần, ho, khó thở ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sinh hoạt hàng ngày; khả năng gắng sức ảnh hưởng đáng kể.
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Mặc dù viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi sau vài ngày, kể cả trường hợp không áp dụng bất cứ phương pháp điều trị gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ ngay để được điều trị đúng cách.
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
1. Ho nghiêm trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
- Ho kéo dài hơn 3 tuần không đỡ, hoặc ho ra máu, đờm có màu vàng, xanh (nghi ngờ nhiễm khuẩn).
- Khó thở ở bất cứ mức độ nào.
- Sốt cao (cao hơn 38oC) hoặc sốt nhẹ kéo dài (>3 ngày).
- Viêm phế quản lặp đi lặp lại. Nếu để tình trạng viêm xảy ra thường xuyên có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn, hoặc dẫn đến nhiều biến chứng như bệnh hen, bệnh giãn phế quản, COPD…
- Các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh phổi mãn tính.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn