Viêm phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và khắc phục kịp thời dẫn đến suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng.
- Xuất huyết não và những điều bạn nên biết
- Khám phá một số tác dụng của lá ổi mà có thể bạn không biết
- Những lý do không nên can thiệp chuyển dạ sớm
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, viêm phế quản co thắt là sự thu hẹp tạm thời lòng phế quản, do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhày làm cản trở lưu thông khí trong phổi, khiến bệnh nhân có biểu hiện ho khạc đờm, khó thở, thở rít, thở khò khè….
Nguyên nhân gây Viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em, phổ biến nhất là do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp, sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,… các vi khuẩn này thường xuyên kí sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.
Cơ địa dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt, đối với những bệnh nhân này thường khởi phát cơn co thắt phế quản khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, thuốc,…Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ cũng là nguyên nhân dễ bị viêm phế quản co thắt, nhất là thời điểm giao mùa.
Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là: sốt nhẹ, chảy nước mũi, hắt hơi sau đó có thể xuất hiện sốt cao, tiếng thở rít, thở nhanh nông, ho, khó thở, thở khò khè, co rút lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ nôn sau khi bú hoặc sau một kích thích như ho hoặc khóc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Điều trị viêm phế quản có thắt ở trẻ em như thế nào?
Tùy theo mức đồ mà có biện pháp khắc phục khác nhau, trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dùng thuốc điều trị ngoại trú. Viêm phế quản có thắt ở trẻ em để lại nhiều biến chứng xấu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ như viêm tai giữa, viêm phổi, suy hô hấp. Trường hợp nặng, nhất là có suy hô hấp thì phải nhập viện để điều trị.
Dược sĩ Đại học tư vấn, để điều trị được triệu chứng, bệnh nhân cần áp dụng một số dạng thuốc sau:
- Sốt thì dùng thuốc hạ sốt
- Ho đờm uống thuốc long đờm
- Bù nước điện giải nếu có nguy cơ mất nước
- Khó thở uống thuốc giãn phế quản
Nếu có khó thở nhiều, co rút lồng ngực, tím tái,… thì phải điều trị suy hô hấp như thở oxy, thở máy,…Viêm phế quản co thắt do vi rút thì nói chung chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Nếu có bằng chứng về nhiễm khuẩn, thì phải dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, điều trị tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cũng rất quan trọng, vừa giúp phòng bệnh vừa giúp hỗ trợ điều trị. Biện pháp đơn giản là khí dung, vừa có tác dụng tốt giúp giãn phế quản, vừa tác dụng long đờm tốt. Có thể khí dung làm nhiều lần trong ngày.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn