Tìm hiểu công dụng và cách dùng thuốc Uphadol

Uphadol là một biệt dược chứa thành phần paracetamol và caffein, được dùng khi nào? Chúng ta hãy tìm hiểu công dụng của thuốc qua bài viết dưới đây cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn.

Thuốc Uphadol được dùng với mục đích làm giảm đau hiệu quả

Thuốc Uphadol được dùng với mục đích làm giảm đau hiệu quả

Thuốc Uphadol được chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc được dùng với mục đích làm giảm đau hiệu quả trong các cơn đau từ nhẹ đến trung bình bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương khớp, đau sau các thủ thuật nha khoa: nhổ răng, đau răng, đau do viêm khớp. Ngoài ra, thuốc còn dùng để hạ sốt.

Thuốc Uphadol được dùng với liều như thế nào?

  • Đối với người bệnh là người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Cho bệnh nhân uống mỗi lần 1-2 viên, mỗi 4 – 6 giờ nếu cần. Tối đa không quá 8 viên/ ngày (4000 mg Paracetamol/ 520 mg Caffeine).
  • Thuốc này không nên sử dụng cùng với các thuốc có chứa Paracetamol khác.

Chống chỉ định:

  • Không dùng cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Paracetamol, Caffeine hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng cho bệnh nhân thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc uphadol:

Theo dược sĩ Cao Đẳng Dược Sài Gòn thuốc it khi xảy ra tác dụng không mong muốn ở liều điều trị bao gồm:

  • Trên da và các phần phụ khác: thường xảy ra các phản ứng dị ứng như ban đỏ, mày đay, phản ứng quá mẫn.
  • Trên hệ tiêu hóa: bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn.
  • Trên huyết học: giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu.
  • Trên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên: làm cho bệnh nhân có cảm giác hồi hộp, bồn chồn, mất ngủ và mệt mỏi
  • Trên thận: Thuốc có thể gây độc tính trên thận khi sử dụng dài ngày.

Uphadol trị chứng đau đầu, đau nửa đầu

Uphadol trị chứng đau đầu, đau nửa đầu

Những thuốc nào có thể gây tương tác với uphadol?

Dược sĩ tư vấn chia sẻ tương tác với uphadol:

  • Dùng dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên Paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.
  • Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
  • Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) có thể làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol. Ngoài ra, dùng đồng thời isoniazid với Paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ Paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Chúng ta phải làm gì khi dùng thuốc quá liều?

  • Nếu vô ý sử dụng quá liều phải ngưng thuốc ngay và hỏi ý kiến của Bác sĩ.
  • Các biểu hiện quá liều: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng, transaminase và bilirubin tăng. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất khi sử dụng quá liều Paracetamol là hoại tử tế bào gan có thể gây tử vong.
  • Khi nhiễm độc nặng cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp và hỗ trợ điều trị tích cực. Liệu pháp giải độc quá liều Paracetamol bằng N- acetylcystein. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/ hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp phụ Paracetamol.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn