Tìm hiểu về bệnh nhược thị

Hiện nay, tỉ lệ suy giảm thị lực không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, học sinh và trẻ vị thành niên đang là vấn đề đáng báo động. Một trong số đó là bệnh nhược thị.

Tìm hiểu về bệnh nhược thị

Tìm hiểu về bệnh nhược thị

Vậy nhược thị là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh ra sao?

Nhược thị là gì?

Mắt bị nhược thị (Amblyopia)  hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng  khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác bị suy giảm dẫn đến thị lực bị giảm sút ở một bên hay cả 2 bên mắt mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.

Nhìn bề ngoài con mắt có vẻ bình thường nhưng thực ra não đã không tiếp thu hình ảnh do nó gửi về mà chỉ nhận hình ảnh của mắt bên kia, nặng nề hơn là cả 2 mắt đều bị não từ chối tiếp nhận tín hiệu.  Từ thông dụng của tiếng Anh là lazy eye. Hiểu là mắt yếu, mắt lười đều được.

Nguyên nhân dẫn đến mắt nhược thị

Bác sĩ tư vấn: Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị nhưng không được phát hiện sớm và can thiệp đúng cách là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm thị lực. Ngoài ra các bệnh khác như loạn dưỡng võng mạc, teo thị thần kinh, đục thủy tinh thể…cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhược thị.

Nguyên nhân dẫn đến mắt nhược thị

Nguyên nhân dẫn đến mắt nhược thị

Dấu hiệu phát hiện bệnh

Trẻ nhược thị thường có các biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn do trẻ không nhìn rõ. Đối với những trường hợp có biểu hiện như lác mắt, hoặc bị bệnh về mắt thì ta có thể phát hiện ra được và đưa trẻ đi khám mắt nhưng đối với những trường hợp không có biểu hiện gì thì việc phát hiện ra bệnh là rất khó. Thông thường, các bậc phụ huynh chỉ đưa con đi khám bệnh khi trẻ kêu là nhìn mờ hay phát hiện thấy trẻ ngồi gần màn hình khi xem tivi, khi lên lớp trẻ không nhìn rõ bảng …và khi đến bác sĩ khám thì mới phát hiện ra trẻ có tật khúc xạ nào đó. Nhưng thật đáng tiếc khi đó thường thị lực của trẻ đã bị suy giảm đáng kể, trong rất nhiều trường hợp, ngoài tật khúc xạ mắt trẻ còn bị thêm chứng nhược thị nữa.

Do vậy, khi phát hiện con bạn có dấu hiệu nhìn kém hơn bình thường, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ mắt ngay để có thể sớm phát hiện ra nguyên nhân gây nhược thị mắt và có phương pháp điều trị sớm để giúp phòng tránh nhược thị cho trẻ.

Điều trị nhược thị

Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà các bác sỹ chuyên khoa Mắt có thể áp dụng các phương pháp như sau:

  • Điều trị những bệnh nguyên nhân
  • Hiệu chỉnh quang học
  • Phục hồi thị lực, làm cho mắt nhược thị hoạt động bằng cách dán băng lên mắt tốt trong một khoảng thời gian.
  • Điều trị nội khoa

Điều trị tốn thời gian khoảng vài tháng, có khi vài năm, và thường hiệu quả hơn khi việc điều trị bắt đầu sớm. Khi tình trạng nhược thị phát hiện quá trễ (như là sau 8 tuổi) thì không thể thay đổi hoàn toàn tình trạng tổn thương thị lực. Do đó, điều quan trọng là bạn nên đưa trẻ đi kiểm tra nếu bạn hay bộ phận chăm sóc sức khỏe của trường nghi ngờ hay phát hiện ra khả năng trẻ bị nhược thị.

Điều trị nhược thị

Điều trị nhược thị

Một số lưu ý với bệnh nhân nhược thị

  • Sự hiểu biết và phối kết hợp từ phía gia đình bệnh nhân đóng vai trò rất lớn quyết định việc điều trị nhược thị có hiệu quả hay không.
  • Định kỳ đán giá và tái khám tình trạng khúc xạ ít nhất 3 tháng/lần, vì có tới 60% trường hợp tái nhược thị sau 3 tháng nếu không được điều trị.
  • Thị lực của trẻ có thể phục hồi nhung vẫn cần khuyến khích trẻ tiếp tục điều trị để có được thị lực tốt về lâu dài.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn