Tìm hiểu về tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Tiểu không kiểm soát hay còn gọi là tiểu tiện không tự chủ là bất kỳ sự phàn nàn về sự dò rỉ nước tiểu không tự chủ gây khó chịu. Đặc biệt thường gặp ở người cao tuổi.

Tìm hiểu về tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Tìm hiểu về tình trạng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khẳng định đây là dấu hiệu hay triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu chứ không phải là một bệnh.Dưới đây là đánh giá và điều trị tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Các xét nghiệm đánh giá tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Theo các Bác sĩ tư vấn về các xét nghiệm đánh giá về hiện tượng tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi thì bạn có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

– Các xét nghiệm cơ bản: Tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, glucose huyết thanh và calci huyết thanh, siêu âm hệ tiết niệu, chụp X quang hệ tiết niệu có thể là cần thiết trong khi chẩn đoán tiểu không kiểm soát.

– Xét nghiệm đặc biệt:

+ Xét nghiệm tã lót: dùng các miếng thấm, giúp đánh giá số lần tiểu không kiểm soát qua số miếng thấm, số lượng nước tiểu mất trong 24h bằng cách cân tã lót.

+ Đo nước tiểu tồn dư sau đái: bằng siêu âm đầu dò trên xương mu, có thể giúp loại trừ tiểu không kiểm soát tràn đầy nếu lượng nước tiểu tồn dư ít.

+ Soi bàng quang: đánh giá các bất thường và sự biến đổi cấu trúc đường tiết niệu dưới.

Các xét nghiệm đánh giá tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

Các xét nghiệm đánh giá tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi

+ Đo niệu dòng đồ: đánh giá sơ bộ sự tống xuất nước tiểu và mức độ cản trở tắc nghẽn đường tiểu.

+ Niệu động học: đánh giá sự thay đổi áp lực bàng quang, niệu đạo trong pha đổ đầy và tống xuất:

  • Áp lực đồ bàng quang: trong lúc đổ đầy và trong lúc co bóp nhằm đánh giá chức năng bàng quang và tiên lượng kết quả phẫu thuật điều trị tiểu không kiểm soát.
  • Đo áp lực đồ bàng quang liên tục: 24h-72h hiệu quả đánh giá bất ổn định detrusor tốt hơn đo áp lực đồ bàng quang kinh điển.
  • Áp lực ổ bụng lúc són tiểu: thực hiện trong khi đo áp lực đồ bàng quang kinh điển, hữu ích với cả hai giới nam và nữ.
  • Áp lực dọc niệu đạo lúc gắng sức: đôi khi có ích khi đánh giá tiểu không kiểm soát.
  • Đo niệu dòng đồ: hữu ích đánh giá tắc nghẽn dòng tiểu ở nam giới khi lưu lượng đỉnh dòng tiểu giảm và thời gian bãi đái kéo dài.
  • Chụp bàng quang niệu đạo khi đi tiểu: cho biết các thông tin về trào ngược bàng quang – niệu quản, chức năng cơ thắt và tắc nghẽn dòng tiểu.
  • Niệu động học video: xác định sự mở cổ bàng quang có phải là hậu quả của co bóp cơ detrusor hay không. Cho phép chẩn đoán tiểu không kiểm soát có phải là do bất ổn định cơ destrusor hay bất đồng vận detrusor-cơ thắt  hoặc rối loạn chức năng niệu đạo.
  • Điện cơ đồ cơ thắt: đôi khi có ích trong chẩn đoán bệnh lý liên quan đến thần kinh ngoại vi chỉ huy các cơ vân tầng sinh môn, thường được làm đồng thời với đo áp lực đồ bàng quang.

+ Chụp cộng hưởng từ hệ thần kinh trung ương: có giá trị trong chẩn đoán tổn thần kinh trung ương liên quan đến tiểu không kiểm soát.

Điều trị bằng cách điều chỉnh các bệnh lý nền

Điều trị bằng cách điều chỉnh các bệnh lý nền

Điều trị bằng cách điều chỉnh các bệnh lý nền

– Điều chỉnh các bệnh lý nền gây ra tiểu không kiểm soát: ở người cao tuổi nhiều bệnh lý nền có thể gây ra tình trạng tiểu không kiểm soát hoặc làm bệnh nặng lên (nguyên nhân là do các bệnh lý nền gây ra tình trạng đa niệu, tiểu đêm, tăng áp lực ổ bụng và rối loạn hệ thần kinh trung ương), các bệnh lý nền ảnh hưởng đến tiểu không kiểm soát gồm: suy tim, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, rối loạn thần kinh, đột quỵ, sa sút tâm thần, đa xơ cứng, rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ (hội chứng ngừng thở khi ngủ). Điều trị các bệnh lý nền này có thể điều trị khỏi hoặc cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát.

– Điều chỉnh việc sử dụng các thuốc có thể gây ra tiểu không kiểm soát: các thuốc chẹn alpha, các thuốc tác động thần kinh trung ương, các thuốc lợi tiểu mạnh…

– Sử dụng các miếng thấm (băng tã), chụp tiểu bao quy đầu ở nam giới, nón chụp âm hộ ở nữ giới để hứng nước tiểu hoặc đặt xông tiểu (cách quãng hoặc liên tục): có thể thích hợp với một số bệnh nhân giúp ngăn chặn tiểu không kiểm soát, tuy nhiên phải được các nhân viên chăm sóc sức khoẻ chuyên nghiệp thực hiện, đó chỉ là điều trị tình thế, không phải điều trị đặc hiệu và tương đối đắt tiền. Không nên thực hiện ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu, kích thích bàng quang, sỏi bàng quang…

Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn