Với bộ môn thể hình, việc xảy ra những chấn thương là rất điều khó tránh khỏi, đặc biệt là tình trạng căng cơ, rách cơ khi tập luyện với cường độ cao.
- Những lí do sinh viên Y Dược nên chơi bóng bàn
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
- Tìm hiểu về phương pháp tập Tabata giúp giảm mỡ hiệu quả
Tình trạng căng cơ, rách cơ trong tập luyện thể hình
Tìm hiểu về vấn đề căng cơ, rách cơ trong luyện tập thể hình
Căng cơ là chấn thương ở cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách. Tình trạng căng cơ thường gặp ở các vận động viên thể thao, võ thuật, Gym khi sử dụng cơ bắp một cách quá sức, khiến các sợi cơ căng hết mức tối đa, với tình huống tệ hơn có thể làm đứt, rách các sợi cơ gây tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự vận động. Vậy cần phải làm gì khi bị căng cơ, rách cơ?
Cách điều trị tình trạng căng cơ và rách cơ
Căng và rách cơ là hai trường hợp khác nhau, để có biện pháp điều trị phù hợp thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về 2 trường hợp này, cụ thể:
Căng cơ: đây là tình trạng hư hỏng cơ sợi và gân, thường do kéo giật, vặn tréo hay gắng sức quá mức trong một hành động bất chợt hay thường xuyên khiến chảy máu bên trong và làm cho cơ trở nên mềm nhão, sưng lên, kèm theo những cơn đau thắt. Điều dễ nhận có thể là vết bầm tím lộ ra ở chỗ cơ hay gân bị tổn thương.
Rách cơ: cũng là tình trạng hư hỏng cơ sợi như trường hợp căng cơ nhưng đau khủng khiếp hơn và sưng nặng hơn. Máu chảy bên trong cơ thường đóng thành cục máu đông và bác sĩ phải sử dụng đến kìm hoặc phẫu thuật để rút máu tích tụ ra.
Theo các chuyên gia Vật lý trị Liệu và Phục Hồi Chức năng cho biết, với những trường hợp bị nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi để cơ có thời gian phục hồi. Tuy nhiên với các trường hợp nặng hơn, để có thể điều trị được vấn đề này thì có thể áp dụng một số phương pháp như:
Chườm đá: Sử dụng một túi nước đá hoặc một miếng vải ướp lạnh vào vết thương, nâng cao vết thương lên và tiếp tục giữ bất động cho đến khi gặp bác sĩ điều trị. Với các chườm lạnh này sẽ giúp ngăn chặn sự chảy máu, giảm sưng và giảm đau tạm thời.
Chườm nóng: Đối với những người không thể hoặc không đi bác sĩ, sau 24 giờ chườm lạnh, đổi sang chườm nóng. Phương pháp này nhằm gia tăng lưu lượng tuần hoàn của máu, thư giãn cơ bắp hay khớp xương đã bị đông cứng và đau, nó cũng cải thiện tình trạng hoạt động thêm hoàn mỹ hơn.
Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các miếng lót, miếng đệm hoặc nẹp vùng tổn thương để hạn chế sự tác động vào vùng này. Nếu đau quá thì cũng có thể được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau. Nên nhớ, khi bị căng cơ, rách cơ thì cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn để cơ có thời gian hồi phục, tuyệt đối không được tiếp tục luyện tập sẽ khiến cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Cách phục hồi nhanh chóng tình trạng căng cơ, rách cơ
Nếu bạn không may gặp phải tình trạng căng, rách cơ khi luyện tập thể hình, để cho quá trình phục hồi diễn ra tốt hơn thì cần phải:
Xử lý vấn đề căng cơ, rách cơ
- Uống đủ nước, từ 6-8 ly mỗi ngày để tẩy rửa chất độc.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là chất đạm (protein), vì chất đạm rất cần cho việc sửa chữa và tái tạo mô.
- Uống calcium và magnesium hỗn hợp để phục hồi mô liên kết. Liều dùng 500 – 1000 mg calcium và 250-500 mg magnesium, ngày 1 -2 lần.
- Dùng các thực phẩm thể hình có chứa vitamin C cải thiện mô hư hỏng và chống viêm.
Gym là một bộ môn giúp tăng cường thể lực, thể hình rất tốt, giúp mọi người có thể lấy lại được vóc dáng săn chắc mơ ước. Tuy nhiên, nó cũng là một bộ môn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ chấn thương. Do đó, nếu bạn là người mới tập, để hạn chế tối đa việc xảy ra chấn thương trong quá trình tập luyện thì cần phải trang bị những kiến thức cơ bản và tuân thủ các nguyên tắc đã được khuyến cáo.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn